Tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều Trần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 21/2 (ngày 12 tháng Giêng), Lễ rước nước, tế cá đã được tổ chức tại khu Di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều nhà Trần.

Đây là một trong những nghi thức trong chương trình Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.

Các cụ cao niên thực hiện nghi thức lấy nước từ giếng rồng. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Các cụ cao niên thực hiện nghi thức lấy nước từ giếng rồng. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý khu Di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - chùa Tháp cho biết, nghi lễ rước nước, tế cá là một trong 3 nghi lễ chính của Lễ hội Khai ấn đền Trần bao gồm: Lễ rước kiệu Ngọc Lộ, lễ rước nước, tế cá và nghi lễ Khai ấn. Nghi lễ rước nước, tế cá có ý nghĩa quan trọng nhằm tri ân công đức tổ nghiệp vương triều nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới đã giúp cho thế hệ con cháu sau này có điều kiện phát triển ngành nông, ngư nghiệp.

Sau các nghi thức linh thiêng được các bậc cao niên thực hiện tại Đền Cố Trạch, đoàn tổ chức rước kiệu ra Giếng cổ, tiến hành nghi thức lấy nước. Đi đầu đoàn rước là đội cờ 40 người gồm có: Cờ hội, cờ Trần triều; tiếp theo là đội múa lân, sư, rồng, phường bát âm. Theo sau kiệu rước nước, kiệu rước cá là đội đánh bắt cá với trang phục truyền thống và vật dụng mang theo như: vó, lưới, dậm, nơm…; tiếp đến là đội tế nam quan, đội tế nữ quan.

Đưa cá vào kiệu rồng. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Đưa cá vào kiệu rồng. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Sau khi lấy nước, đoàn lễ tổ chức đánh cá tại ao thả cá cạnh giếng Rồng, đánh bắt hai loại cá Triều đẩu (cá quả) và Long ngư (cá chép), đựng trong những chiếc thúng sơn đỏ để chuyển đến kiệu Rồng. Đoàn bắt đầu rước nước và rước cá về Đền Thiên Trường thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ở sông Hồng.

Theo ông Trần Huy Chiến, Trưởng từ Đền Trần, rước nước, tế cá là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Nghi lễ phóng sinh cá ra sông Hồng có ngụ ý tổ tiên nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới nên phải nhân nuôi đàn cá để khai thác lâu dài, không được tận diệt nguồn lợi thiên nhiên.

Ông Nguyễn Hoàng Long (đến từ thành phố Thái Bình) cho biết, năm nào, ông cũng đến Đền Trần để chiêm bái, vãn cảnh đầu năm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông được tận mắt xem Lễ rước nước, tế cá. Hoạt động này vừa tái hiện lại lịch sử hào hùng của nhà Trần vừa có ý nghĩa khuyên bảo mọi người không được đánh bắt tận diệt các loại thủy, hải sản.

Đoàn rước nước, tế cá trở về đền Thiên Trường làm lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TXVN

Đoàn rước nước, tế cá trở về đền Thiên Trường làm lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TXVN

Theo các tư liệu lịch sử, tổ tiên nhà Trần vốn xuất thân từ nghề chài lưới, xuôi theo sông Hồng xuống đến vùng Thái Bình, Nam Định tìm được đất tốt, lên bờ lấy đất ở thôn Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) làm nơi khởi nghiệp. Từ đó lập lên vương triều nhà Trần với 14 đời vua lừng lẫy chiến tích.

Từ năm 2014, Lễ rước nước, tế cá chính thức được phục dựng. Đây là một nghi lễ nhằm tôn vinh, tưởng nhớ nguồn gốc xuất thân của vương triều nhà Trần; đồng thời cũng là một trong những lễ nghi quan trọng trước khi Lễ hội Khai ấn chính thức diễn ra.

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 25/2 (từ ngày 11-16 tháng Giêng). Cụ thể: Từ 23 giờ 15 phút ngày 23/2 (ngày 14 tháng Giêng) thực hiện nghi lễ Khai ấn; từ 5 giờ ngày 24/2 (ngày 15 tháng Giêng) tổ chức phát ấn cho người dân tại 3 địa điểm gồm: Nhà Giải vũ, nhà Trưng bày, Đền Trùng Hoa.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.