Tuổi trẻ Ayun Pa bảo tồn chiêng cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thông qua việc thành lập các câu lạc bộ (CLB) cồng chiêng và tích cực tham gia các chương trình nghệ thuật, tuổi trẻ thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn di sản cồng chiêng, đồng thời lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Bảo tồn di sản

Hơn 10 năm qua, anh Nay Bưng-Bí thư Đoàn xã Ia Rtô luôn trăn trở, tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Theo anh Bưng, với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay, giới trẻ sẽ bị cuốn theo các thể loại âm nhạc hiện đại, các trò chơi giải trí trên internet. Vậy, làm cách nào để kéo lớp trẻ trở về với văn hóa truyền thống, cho họ thấy được cái hay, cái đẹp, sức hấp dẫn của văn hóa cồng chiêng. Và, tháng 3 vừa qua, Đội cồng chiêng Arap cổ của xã Ia Rtô được thành lập với 21 thành viên. Anh Bưng được bầu làm đội trưởng.

Ngay sau khi thành lập, các thành viên trong đội đã có cơ hội trình diễn cồng chiêng tại lễ bế mạc Giải Đua xe đạp quần chúng thị xã Ayun Pa mở rộng lần thứ II-2023 và Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023.

Nghệ nhân Ksor Tuân truyền dạy cách đánh cồng chiêng cho các thành viên tham gia Dự án “Giữ gìn và tiếp nối những giá trị văn hóa Jrai tại xã Ia Rbol”. Ảnh: V.C

Nghệ nhân Ksor Tuân truyền dạy cách đánh cồng chiêng cho các thành viên tham gia Dự án “Giữ gìn và tiếp nối những giá trị văn hóa Jrai tại xã Ia Rbol”. Ảnh: V.C

Đến nay, đội đã có 40 thành viên. Với mục đích kế thừa, ngoài những thành viên lớn tuổi, Đội cồng chiêng Arap cổ còn có sự tham gia của đoàn viên, thanh niên và các em nhỏ. Những nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy cho thế hệ trẻ, người biết nhiều truyền dạy cho người chưa biết tạo không khí cởi mở trong mỗi buổi sinh hoạt. Niềm vui lớn nhất với các thành viên là được cấp 1 bộ cồng chiêng cổ phục vụ cho việc tập luyện.

Là thành viên nhỏ tuổi nhất, em Nay Gia Phúc (SN 2012) luôn hào hứng mỗi khi được tham gia trình diễn cùng cả đội. “Em cảm thấy vô cùng tự hào khi được mặc trang phục truyền thống và trình diễn cồng chiêng trên sân khấu. Em mơ ước mình trở thành một người đánh chiêng giỏi như các nghệ nhân trong làng và có thể chỉ lại cho các bạn cùng trang lứa”-Phúc bộc bạch.

Còn anh Ksor Vui (buôn Ama Djơng, phường Đoàn Kết) thì chia sẻ: “Cồng chiêng gắn bó với mình từ nhỏ. Ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường, mình đã được đi theo cha, ông cùng các già làng đánh chiêng trong các lễ hội truyền thống. Gia đình mình là một trong số ít hộ ở buôn Ama Djơng còn lưu giữ được bộ cồng chiêng cổ. Mình đang công tác tại Công an thị xã Ayun Pa. Mặc dù công việc khá bận nhưng mỗi khi có thời gian, mình lại tham gia đi biểu diễn hay cổ vũ các thành viên CLB với mong muốn lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống đến với mọi người”.

Lan tỏa tình yêu trong cộng đồng

Là lực lượng kế cận, đóng vai trò chủ thể trong việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, tuổi trẻ thị xã Ayun Pa đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, tiêu biểu là vận động thành lập các CLB cồng chiêng tại trường học và các xã, phường. Hiện nay, 7/8 xã, phường tại thị xã có CLB cồng chiêng. Đặc biệt, năm 2023, Thị Đoàn ra mắt CLB cồng chiêng “nhí” tại Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (xã Ia Rbol). Trung bình mỗi quý, Thị Đoàn tổ chức 1 buổi sinh hoạt cồng chiêng, phục dựng lại một số lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ và các tiết mục do đoàn viên, thanh niên là thành viên các CLB xã, phường trình diễn.

Lễ ra mắt Đội cồng chiêng Arap cổ xã Ia Rtô. Ảnh: Vũ Chi

Lễ ra mắt Đội cồng chiêng Arap cổ xã Ia Rtô. Ảnh: Vũ Chi

Anh Nguyễn Đức Huy-Bí thư Thị Đoàn-chia sẻ: Năm 2021, Dự án “Giữ gìn và tiếp nối những giá trị văn hóa dân tộc Jrai tại xã Ia Rbol” của chị Ksor HNhi (xã Ia Rbol) được Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam lựa chọn tài trợ thực hiện đã tạo sức lan tỏa rất lớn về niềm tự hào, tình yêu với văn hóa truyền thống trong giới trẻ. Từ chỗ có nguy cơ mai một, giờ đây hàng tuần, buôn làng đều vang vọng tiếng cồng chiêng. Đoàn viên, thanh niên say sưa tập luyện, quay clip để giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào mình ra thế giới. Hy vọng thời gian tới, với sự chung tay của các cấp, các ngành, tuổi trẻ thị xã có nhiều cơ hội được các nghệ nhân truyền dạy để các bạn hiểu thêm về vai trò, chỗ đứng của mình trong dòng chảy văn hóa, từ đó có ý thức giữ gìn và phát triển di sản của chính dân tộc mình.

Theo thống kê, thị xã Ayun Pa hiện còn 115 bộ cồng chiêng, trong đó có 597 chiêng bằng và 1.212 chiêng núm cùng 10 đội cồng chiêng thường xuyên hoạt động. Chia sẻ về những kế hoạch nhằm bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đặc biệt là chiêng cổ tại vùng đất được coi là một trong những cái nôi của văn hóa Tây Nguyên, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Đặng Thị Thanh Vân cho hay: Những năm qua, thị xã Ayun Pa luôn quan tâm đến công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc tại địa phương; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai các nội dung Luật Di sản nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo tồn di sản. Bên cạnh đó, thị xã còn tích cực phục dựng các lễ hội tiêu biểu của người Jrai như lễ cúng cầu mưa, lễ cúng bến nước, lễ cưới truyền thống của người Jrai, từ đó tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ.

“Một trong những bước đột phá trong công tác bảo tồn di sản tại thị xã thời gian gần đây có thể kể đến việc tổ chức trình diễn cồng chiêng đường phố hàng quý. Chương trình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các CLB cồng chiêng tại các xã, phường, đặc biệt là các bạn trẻ, qua đó góp phần đưa văn hóa cồng chiêng đến gần hơn với công chúng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng”-bà Vân nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống

Bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống

(GLO)- Tháng 9-2020, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Khu du lịch Đồng Mô, Hà Nội) đã chính thức khai trương, trở thành ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em trong cả nước. Với chủ trương “Để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, từ cuối năm 2015, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các địa phương trong cả nước huy động theo hình thức luân phiên đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động. Tính đến nay đã có hàng ngàn lượt người của 16 dân tộc luân phiên hoạt động tại đây.
Trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật Xòe Thái tại Hà Nội

Trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật Xòe Thái tại Hà Nội

(GLO)- Dự kiến ngày 1-12, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) sẽ khai mạc “Chương trình trưng bày Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Trong lĩnh vực văn hóa, vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm vì sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những hành vi xâm hại giá trị của di sản, phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục,...
Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

(GLO)- Cả một vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên dài dằng dặc, nghiêng nghiêng dáng núi, xanh miên man rừng đại ngàn. Đó là nơi cư trú của gần 30 tộc người tại chỗ, với những cung bậc văn hóa tương đồng và khác biệt đầy bí ẩn. Một trong những nét văn hóa độc đáo và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học mong muốn được tìm hiểu, đó là phong tục bỏ mả (pơ thi). Với bất cứ tộc người nào ở Tây Nguyên, pơ thi cũng là một ngày hội vui. Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự một ngày vui như vậy ở Krông Pa.
Độc đáo lễ mừng lúa mới của người Ca Dong

Độc đáo lễ mừng lúa mới của người Ca Dong

(GLO)- Sinh sống tập trung ở 2 xã biên giới Sa Loong và Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) và một bộ phận cư trú ở vùng miền núi thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, bà con dân tộc Ca Dong cũng có lễ mừng lúa mới. Với người Ca Dong, lễ mừng lúa mới là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm. Lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn Yàng lúa và các Yàng đã ban mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu cho sức khỏe dồi dào, cuộc sống ấm no.
Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ

Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ

(GLO)- Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi toàn tỉnh lần thứ VI vừa được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức vào ngày 19-11 tại Quảng trường 30-3 (thị trấn Phú Thiện). Liên hoan không chỉ mang đến những màn trình diễn ấn tượng mà còn tạo cơ hội giao lưu, khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Ngoài 80 tuổi vẫn tâm huyết giữ nghề truyền thống

Ngoài 80 tuổi vẫn tâm huyết giữ nghề truyền thống

(GLO)- Tuy đã 84 tuổi nhưng ông Siu Hơng (làng Ấp, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài với nghề đan lát. Những sản phẩm đẹp mắt, có hoa văn tinh xảo của ông không chỉ mang lại thu nhập mà còn góp phần lan tỏa đam mê gìn giữ nghề truyền thống cho thế hệ trẻ vùng biên.
“Truyền lửa” đam mê nghệ thuật cồng chiêng

“Truyền lửa” đam mê nghệ thuật cồng chiêng

(GLO)- Hơn 1 tháng qua, cứ khoảng 18 giờ 15 phút hàng ngày, người dân xã Chrôh Pơnan (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) lại được nghe thấy tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang hòa theo làn gió. Đó là tiếng cồng, tiếng chiêng của các học viên đang theo học lớp truyền dạy cồng chiêng.
Sắc màu văn hóa Việt tỏa sáng tại trụ sở UNESCO

Sắc màu văn hóa Việt tỏa sáng tại trụ sở UNESCO

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, đêm 6/11 tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris của Pháp, các đại sứ, đại diện các nước bên cạnh tổ chức này của Liên hợp quốc (LHQ) đã có dịp thưởng thức một bữa tiệc đậm màu sắc văn hóa Việt Nam, gồm âm nhạc dân tộc, múa rồng và võ thuật cổ truyền, tranh dân gian và ẩm thực truyền thống.
Văn hóa bản địa “bắt mạch” đời sống

Văn hóa bản địa “bắt mạch” đời sống

(GLO)- Văn hóa truyền thống của đồng bào Bahnar, Jrai đang đứng trước cơ hội vươn xa, biến thành nguồn lực kinh tế. Sản phẩm từ buôn làng không những được duy trì mà còn có sức tiêu thụ mạnh mẽ hơn trước, không gian văn hóa từ đó cũng “bắt mạch” vào đời sống, tạo sinh kế cho người dân.