Tục phạt vạ ở Tây Nguyên xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi tôi lớn lên chỉ còn nghe thấy tục phạt vạ qua lời kể của những người già về một thuở xa xưa u tối. Đến Tây Nguyên đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi mới thực sự được tiếp xúc với những lệ làng còn hôi hổi sức sống.
Tôi từng được đọc nhiều về những lệ làng, phong tục nhà quê. Đó là những chế tài tự quản giúp cho làng Việt tồn tại bền vững qua bao nhiêu biến động từ ngàn đời. Làng cũng có 5 hình phạt tương tự như “Ngũ hình” (xuy hình, trượng hình, đồ hình, lưu hình, tử hình) trong phép nước, nhưng ở cấp độ nhẹ hơn, không có hình thức bỏ tù và tử hình. Đại loại, lệ làng có đánh đòn (với người đàn ông phạm tội), đánh roi (với người già, đàn bà, trẻ con phạm tội), phạt tiền, ăn vạ (ăn khoán), cao nhất là đuổi ra khỏi làng!
Làng Việt xưa sống khép kín và yếu tố tự quản khá cao, người ta bị đẩy ra khỏi làng coi như hết phương sống sót, đến đâu cũng bị gọi là dân ngụ cư. Dân ngụ cư phải ở ngoài lũy tre làng đủ 3 năm, nếu được xem là người tốt, có đủ tiền khao vọng làng mới được trở thành dân chính cư, mới có đủ mọi quyền lợi như dân bản địa.
Tôi đến Tây Nguyên đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Nhớ mãi lần được làm trưởng đoàn trong đợt tăng cường cơ sở khá dài ngày. Ngược lại với cảm xúc của những người từng trải già dặn, tôi rất lấy làm hồ hởi vui sướng vì có một chức danh đứng đầu đoàn công tác hỗn hợp, được sống trong môi trường mới, không khí mới, chẳng phải lo lắng về cái ăn hàng ngày.
Thời ấy sốt rét, FULRO còn khá phổ biến, nhưng đi cơ sở được tiếp xúc với rừng nguyên sinh, với cư dân vùng sâu vùng xa còn nguyên sơ là cả một điều thú vị. Đời sống lại dễ được cải thiện hơn với đủ thứ bắp, mì, măng le, nấm mối, cá suối, thú rừng. Tuổi còn trẻ, còn hăng hái vô tư, tôi rất thích nằm làng vùng sâu, càng lâu càng tốt. Mỗi người trong đoàn được trang bị một khẩu súng trường có đủ cơ số đạn. Đoàn công tác, đa phần là các anh bộ đội chuyển ngành nên họ rất giàu kinh nghiệm về phòng bị an ninh và giỏi sử dụng khí giới. Gạo, mắm muối được đưa từ đơn vị đi. Thuốc phòng sốt rét được cấp cho từng người uống đều đặn mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Trưởng thôn bố trí cho một nhà dân, cả đoàn công tác chất hết đồ đạc vào một góc sàn nhà. Có mấy bộ thùng bằng tôn, vừa làm cái gánh nước ăn vừa làm cái đựng gạo. Mấy cái nồi nhôm thổi cơm, kho nấu thức ăn. Còn thì là ba lô, quần áo, tư trang.
Làng Tây Nguyên vùng sâu thời ấy, mùa mưa coi như biệt lập. Đi lại chỉ xuyên rừng cuốc bộ. Mà làng cách xã hàng chục cây số, xã cách huyện có khi cả trăm cây số. Mưa, ở đâu biết đó, mọi thông tin coi như mù tịt. Trụ sở UBND xã vùng sâu dạo ấy nhiều lúc vắng tanh, chẳng mấy ai có việc cần đến, họ gần làng hơn. Cán bộ rảnh rang thì đến “công đường”, có việc lại lên rừng lên rẫy…
Một ngày mưa bay lâm thâm, trong làng bắt được con heo rừng. Lộc rừng cho mọi người dịp vui hào phóng. Đoàn cán bộ tăng cường cũng được mời vào cuộc. Đi cơ sở, cũng như dân làng, chẳng có giờ giấc kỷ cương trật tự gì nữa. Càng gần dân, càng được yêu thương, càng được việc.
Hôm sau, mấy người lại điều voi vào rừng. Đến cái đám rẫy bữa trước bắn được heo rừng thì người nài voi bất chợt thấy rột roạt trong bụi le. Anh bảo người ngồi sau: “Kia kìa. Thấy chưa?”. “Rồi!”. Một tiếng đòm đanh chát. Có tiếng người kêu lên. Xuống voi thì hóa ra anh chủ rẫy đang lôi cành le lấp lối ngăn heo rừng! Tầm một giờ chiều, con voi chở người bị thương trở về làng. Người bị bắn nhầm nằm quằn quại trên sàn. Anh khóc, rên rỉ hết buổi chiều sang đêm.
Trên căn nhà của già làng, mọi người ngồi họp “xử án”. Hôm ấy, không thể nghe không thể hiểu được gì, nhưng nhìn mặt già làng rõ là việc hệ trọng. Kết cuộc, người bắn súng bị phạt vạ, phải đền 6 con bò hết lớn. Thế là công bằng sòng phẳng, hết mọi nợ nần tội lỗi. Người bị bắn coi như đã chết. Kẻ bắn người phải đền bò là hết tội lỗi, hết mọi trách nhiệm. 6 con bò là rất lớn nhưng rất may xứ rừng lại rất sẵn bò. Cái gì cũng quy ra bò!
Sau phán quyết của già làng, trưởng thôn xăng xái chỉ huy người cột ghè, người múc nước, người chất củi đốt lửa. Một số người được phân công ra suối, cạnh những ngôi nhà mả của làng, hạ một cây rừng to hơn người ôm. Dùng rìu chặt khúc vừa tầm người nằm, đẽo rỗng ruột làm một cái quan tài nguyên cây gỗ, lăn đến đặt sẵn trên nghĩa địa. Thấy lạ, tôi nói với anh Thám-cán bộ y tế: “Còn nước còn tát, anh xem người kia bị có nặng không? Có giải pháp gì không?”. Vạch vết thương ở bụng dưới của nạn nhân, anh Thám bảo: “Xuyên vỡ bọng đái rồi. Chỉ có phẫu thuật ngay may ra mới cứu được! Nhưng ở đây thì chịu”.
Tôi gặp trưởng thôn bảo: “Còn nước còn tát. Phải bằng mọi cách để chuyển lên viện tỉnh!”. Trưởng thôn có lẽ chẳng hiểu nổi “còn nước còn tát” là gì, ông chỉ nói gọn lỏn: “Nó chết thôi. Đạn bắn mà, không đi đâu nữa!”. Mà quả là lực bất tòng tâm, vùng sâu thời ấy không thể nghĩ đến chuyện cấp cứu người nguy nan. Giả sử mình bị sốt rét chắc gì đã kịp đưa về tỉnh! Đến hơn 1 giờ đêm hôm đó, như đoán định của trưởng thôn, người bị bắn đã tắt thở.
Tiếp tục 3 ngày sau, cả làng nổi lửa, gõ cồng chiêng, múa xoang và hát khóc cho người chết. Cứ xoang và cồng mỏi mệt họ lại ngưng nghỉ để ăn uống rượu thịt. Những vòng xoang xoay tròn ngược chiều kim đồng hồ quanh ngôi nhà của người xấu số.
Phạt vạ xong mọi người lại vui vẻ với nhau như chưa hề có chuyện gì xảy ra, chưa hề có mất mát. Mọi thâm thù ân oán được xóa bỏ. Cộng đồng chỉ còn tin yêu gắn bó. Lạ lùng một thời như thế, mà làng có vẻ bình yên trong một trật tự truyền đời.
Bây giờ thì rõ rồi, cấp hành chính xã chỉ được phạt tiền vi phạm hành chính đến một mức nào đó theo quy định của pháp luật, vượt quá không thể được. Không ai có thể tự đặt ra một kiểu phạt vạ nào đó. Làng lại không thể xử phạt như xưa nữa. Nó đã thành chuyện của quá khứ!
 PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.