Từ ngày 1-1-2022, vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt rất nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo quy định mới, người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt tới 600.000 đồng.

Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nhiều điểm mới, có hiệu lực từ ngày 1-1-2022.

Theo quy định mới, người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt tới 600.000 đồng.

Cụ thể, tại điểm b khoản 4 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe có các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng: Không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Sử dụng bằng lái ôtô quá hạn bị phạt 12 triệu đồng. Khoản 11 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã rút thời gian giấy phép lái ôtô hết hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.

Đồng thời, tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép lái ôtô hết hạn sử dụng như sau: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên.

 

Từ ngày 1-1-2022, vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt rất nặng
Từ ngày 1-1-2022, vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt rất nặng


Tăng mức phạt với hành vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe. Theo khoản 11 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô; phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, mô tô ba bánh; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô và các loại xe tương tự mô tô không mang theo giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô không mang theo giấy phép lái xe.

Tăng mức phạt hành vi che biển số ôtô, xe máy. Tại khoản 9 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người điều khiển ôtô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự ôtô sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng – 6 triệu đồng khi: Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

Khoản 10 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy khi: Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

Ngoài ra, nghị định còn phạt nặng ôtô nhận, trả khách, hàng hóa trên đường cao tốc; tăng mức phạt với mọi trường hợp vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; chỉ còn 3 mức vi phạm đối với xe chở quá tải trọng; tăng mức phạt với hành vi bán, sản xuất biển số xe trái phép; phạt nặng hơn hành vi đua xe trái phép; thay đổi quy định xử phạt xe chở khách quá số người quy định.

Theo Trường Hoàng (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.