Tủ áo dài kết nối yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với phương châm “Ai cần thì lấy, ai có thì ủng hộ”, Tủ áo dài-kết nối yêu thương của Chi hội Phụ nữ tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) không chỉ giúp hội viên khó khăn được mặc trang phục áo dài trong những dịp quan trọng mà còn khơi dậy ý thức trách nhiệm giữ gìn giá trị chiếc áo dài truyền thống.

Chiếc áo dài là hiện thân nét đẹp văn hóa truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Đó là trang phục không thể thiếu trong nhiều sự kiện, lễ hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn, nhiều chị em phải thuê, mượn áo dài để mặc. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của hội viên, chị Đinh Thị Vui-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố 8-đã lên ý tưởng triển khai mô hình Tủ áo dài-kết nối yêu thương nhằm tạo điều kiện cho chị em có hoàn cảnh khó khăn được tặng hoặc mượn áo dài miễn phí.

Chị Vui cho hay: Ngay sau khi đề xuất, ý tưởng đã được Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Phú Thiện ủng hộ, chị em thì hưởng ứng nhiệt tình. Với phương châm “Ai cần thì lấy, ai có thì ủng hộ”, chỉ sau hơn 1 tuần phát động, tủ áo đã tiếp nhận 250 bộ áo dài do cán bộ, viên chức, nữ tiểu thương quyên góp, ủng hộ. Mỗi bộ áo dài đều ghi rõ thông tin dành cho người mặc từ cân nặng, chiều cao, size áo để tiện sắp xếp và khi cho mượn. Với ý nghĩa thiết thực, ngày 25-3 vừa qua, Tủ áo dài-kết nối yêu thương của Chi hội Phụ nữ tổ dân phố 8 ra mắt.

Chị em hội viên tổ dân phố 8 biểu diễn các tiết mục văn nghệ với trang phục mượn từ Tủ áo dài-kết nối yêu thương của Chi hội. Ảnh: Vũ Chi

Chị em hội viên tổ dân phố 8 biểu diễn các tiết mục văn nghệ với trang phục mượn từ Tủ áo dài-kết nối yêu thương của Chi hội. Ảnh: Vũ Chi

Lễ ra mắt với nhiều tiết mục văn nghệ do chị em trong Chi hội biểu diễn với trang phục là những chiếc áo dài mượn từ tủ áo. Ai cũng vui mừng, phấn khởi vì áo đa dạng kiểu mẫu, chị em có nhiều cơ hội lựa chọn. Ban chủ nhiệm gồm 7 thành viên, do chị Vui đứng đầu. Ban chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách tiếp nhận, bảo quản, quản lý và cho mượn áo dài. Tất cả phụ nữ của thị trấn đều được mượn áo sử dụng. Tủ áo được đặt tại nhà chị Vui.

“Khi đến với tủ áo, chị em được chọn mẫu áo yêu thích, được thử áo và kiểm tra trước khi sử dụng, ký mượn áo và thời gian sử dụng vào sổ. Trước khi trả lại, áo phải được giặt sạch sẽ và ủi phẳng. Nếu trong quá trình sử dụng nếu bị rách, hỏng dây kéo thì người mượn có trách nhiệm sửa lại”-chị Vui chia sẻ về quy chế hoạt động của mô hình.

Tại lễ ra mắt, Ban chủ nhiệm đã trao tặng 6 bộ áo dài cho các chị có hoàn cảnh khó khăn trong Chi hội. Được tặng 1 bộ áo dài đẹp, bà Phan Thị Nhu bộc bạch: Bước sang tuổi 70 nên bà có nhiều dịp sử dụng áo dài như lễ, Tết, đám cưới con cháu. Tủ đồ của bà có 2 bộ áo dài nhưng mặc không còn vừa nữa. Được Chi hội tặng áo dài truyền thống vừa vặn, bà rất hạnh phúc.

“Chiếc áo dài màu cam trông như mới và rất vừa với tôi. Có tủ áo dài của Chi hội rồi, từ nay, chúng tôi không phải lo lắng đi tìm thuê áo dài để mặc như trước nữa”-bà Nhu phấn khởi nói.

Bà Trần Thị Mỹ (thứ 3 từ trái sang)-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Phú Thiện trao tặng bộ áo dài cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại tổ dân phố 8. Ảnh: Vũ Chi

Bà Trần Thị Mỹ (thứ 3 từ trái sang)-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Phú Thiện trao tặng bộ áo dài cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại tổ dân phố 8. Ảnh: Vũ Chi

Là người đồng hành từ những ngày đầu mô hình được triển khai, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc-Giám đốc Agribank-Chi nhánh huyện Phú Thiện-cho hay: Những chiếc áo dài không còn phù hợp với ai đó mà bỏ đi thì rất lãng phí, vì nó khá đắt tiền và còn mới. Có Tủ áo dài-kết nối yêu thương, chị đã ủng hộ kinh phí và vận động chị em trong cơ quan quyên góp áo dài với hy vọng giúp các chị em khác có điều kiện sử dụng.

Trò chuyện cùng P.V, bà Trần Thị Mỹ-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Phú Thiện-khẳng định: “Hạnh phúc là khi được sẻ chia. Đó cũng là thông điệp mà Tủ áo dài-kết nối yêu thương lan tỏa trong cộng đồng. Mô hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, không chỉ tạo điều kiện cho chị em phụ nữ khó khăn sử dụng áo dài trong những sự kiện quan trọng mà thông qua đó tôn vinh, nâng cao ý thức, trách nhiệm của hội viên trong việc giữ gìn, phát huy giá trị chiếc áo dài truyền thống của dân tộc. Hy vọng ngày càng có nhiều Mạnh Thường Quân biết đến và ủng hộ tủ áo. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động thành lập mô hình tương tự tại các chi hội để lan tỏa nét đẹp truyền thống của dân tộc”.

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.