Từ 1-7, sổ sức khỏe điện tử chính thức thay thế sổ khám bệnh giấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2025/NĐ-CP quy định quản lý dữ liệu y tế. Nghị định này hiệu lực từ 1-7-2025.

sk-17472178515371178341222-9-0-684-1080-crop-1747217855233532910457.png

Theo khoản 5 Điều 10 của Nghị định 102/2025/NĐ-CP dữ liệu y tế về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và các thông tin liên quan được sử dụng để triển khai sổ sức khỏe điện tử.

Các cơ sở y tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu y tế liên quan với sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng định danh quốc gia (VNeID).

Cơ sở y tế hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã được cấp tài khoản định danh điện tử được sử dụng sổ sức khoẻ điện tử tích hợp trên VNeID để thay thế giấy tờ liên quan trong quá trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

Cũng theo Nghị định 102/2025/NĐ-CP, dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp.

Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu về y tế của bộ, ngành, địa phương có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy do bộ, ngành, địa phương cung cấp.

Có thể bạn quan tâm

Khám sàng lọc miễn phí cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động TP. Pleiku

Khám sàng lọc miễn phí cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động TP. Pleiku

(GLO)- Sáng 14-5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, Dòng Nữ Tỳ thánh thể Pleiku phối hợp với Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) tổ chức khám sàng lọc cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động tại TP. Pleiku.

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm, được ví như "thần dược" giúp điều trị tiểu đường, dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.