Trường ĐH Nông lâm TP HCM có thêm 4 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 22-12, đại diện Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) trao chứng nhận cho 4 chương trình đào tạo của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đạt chuẩn AUN-QA.

PGS-TS Ngô Văn Thuyên - đại diện AUN - trao chứng nhận đạt kiểm định cho Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
PGS-TS Ngô Văn Thuyên - đại diện AUN - trao chứng nhận đạt kiểm định cho Trường ĐH Nông Lâm TP HCM


Đó là các chương trình: Kỹ thuật môi trường, Công nghệ kỹ thuật hóa sinh, Nuôi trồng thủy sản, Chế biến lâm sản. Chứng nhận có giá trị 5 năm, kể từ tháng 8-2022.

PGS- TS Huỳnh Thanh Hùng – Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP HCM - cho biết với 8 tiêu chuẩn, 53 tiêu chí (phiên bản 4.0), cả 4 chương trình đào tạo đăng ký kiểm định đợt này đều được đánh giá cao về năng lực triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng hiệu quả, hoàn toàn đáp ứng theo chuẩn kiểm định của bộ tiêu chuẩn AUN-QA.

Với kết quả này, đến nay, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đã có 10 chương trình đào tạo bậc đại học được cấp chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA.

AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo, không chỉ dựa trên những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành. Bộ tiêu chuẩn AUN đánh giá toàn diện chương trình đào tạo từ nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa các bên liên quan và đóng góp cho cộng đồng.

Theo Huy Lân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.