Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đưa vào nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng khám và điều trị, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa đang quản lý 17 trạm y tế xã, thị trấn và bệnh viện huyện. Trong đó, bệnh viện huyện Đak Đoa có cơ cấu giường bệnh là 105 giường; có 81 viên chức, trong đó có 19 bác sĩ (10 bác sĩ CKI). Bệnh viện huyện có 3 phòng chức năng, 6 khoa lâm sàng, 1 khoa cận lâm sàng và 1 khoa dược.

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa không ngừng đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư nguồn nhân lực, đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh. Bác sĩ Vũ Chí Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa cho biết: Đơn vị luôn quan tâm, động viên cán bộ, viên chức nâng cao y đức, ứng xử, tư vấn, đổi mới thái độ phục vụ; tạo điều kiện cho y, bác sĩ học tập nâng cao về chuyên môn góp phần phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, đơn vị bố trí vị trí việc làm hợp lý, phù hợp với chuyên môn và nguyện vọng của viên chức; áp dụng các trang thiết bị mới, kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng điều trị, giảm thời gian điều trị nội trú cho bệnh nhân. Đồng thời, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị, tạo điều kiện cho viên chức có chỗ làm việc thoáng mát, an tâm và tự tin trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa thăm khám cho một bệnh nhân. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa thăm khám cho một bệnh nhân. Ảnh: Như Nguyện

Công tác cung ứng thuốc, vật tư, trang thiết bị, hóa chất...được đơn vị chủ động cung ứng đầy đủ, kịp thời. Công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và các hoạt động của đơn vị được chú trọng triển khai nhằm giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.

“Đặc biệt, năm 2023, bệnh viện huyện được cấp trên đầu tư xây mới 2 khoa (Khoa Khám bệnh và Khoa dược-Trang thiết bị), đầu tư mới khu xử lý rác thải rắn, làm lại sân bê tông, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải, sơn sửa lại khu nhà thuộc khoa Cận lâm sàng và Khoa Nội-Nhi-Nhiễm. Bệnh viện cũng được đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh gồm: Bàn mổ thủy lực, bồn rửa tay phòng mổ, khoan xương điện, máy đo độ bão hòa oxy loại để bàn, tủ an toàn sinh học cấp II, máy cạo vôi răng, máy điện châm…Trong năm 2023, Trung tâm Y tế đã triển khai kỹ thuật đo điện não đồ, điều trị bằng sóng ngắn, kéo dãn cột sống, thở máy không xâm nhập, siêu âm Doppler…giúp người dân được chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu ngay từ tuyến y tế cơ sở, hạn chế tình trạng chuyển tuyến”-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa Vũ Chí Hùng cho biết thêm.

Đưa con đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa, chị Lê Thị Thủy (thôn Cầu Vàng, xã Kdang, huyện Đak Đoa) chia sẻ: Gia đình tôi ai bị đau ốm gì đều đến Trung tâm Y tế huyện để khám. Các bác sĩ, nhân viên y tế nhiệt tình tư vấn hướng dẫn cho người dân, thuốc men hầu như đầy đủ ít khi mua ngoài nên nhìn chung người dân hài lòng.

Hướng dẫn người dân khi đến khám bệnh tại Khoa Khám bệnh (Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa). Ảnh: Như Nguyện

Hướng dẫn người dân khi đến khám bệnh tại Khoa Khám bệnh (Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa). Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung-Trưởng khoa Khám bệnh (Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa) thông tin: Trung bình 1 ngày, Trung tâm Y tế huyện thăm khám cho 180 đến 280 bệnh nhân. Khoa bố trí 15 phòng khám, khám chữa bệnh theo quy trình một chiều tạo thuận lợi cho người dân được khám nhanh, không đi lòng vòng và không phải chờ đợi lâu, từ đó người dân hài lòng và có những đánh giá tích cực.

Một trong những điểm sáng tại Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa là việc thành lập riêng Khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng từ năm 2018 và bắt đầu triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực y học cổ truyền đáp ứng nhu cầu điều trị tại chỗ cho người dân. Nhờ vậy, người dân không phải lên bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị về vật lý trị liệu-phục hồi chức năng như trước đây.

Chị Nguyễn Thị Tới (thôn 5, thị trấn Đak Đoa) bị thoái hóa đốt sống cổ, sống lưng cho biết: “Trước đây, tôi phải lên tuyến tỉnh điều trị, 1 đợt điều trị khoảng 1 tuần không chỉ tiền thuốc men mà các khoảng chi phí đi lại và chi phí sinh hoạt trong quá trình điều trị cũng tốn kém nhiều. Nay điều trị tại Trung tâm Y tế huyện vừa gần nhà, vừa thuận lợi cho người thân chăm sóc nên đỡ nhiều chi phí kèm theo”.

Khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng (Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa) triển khai các dịch vụ kỹ thuật mới trong lĩnh vực y học cổ truyền đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân. Ảnh: Như Nguyện

Khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng (Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa) triển khai các dịch vụ kỹ thuật mới trong lĩnh vực y học cổ truyền đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ Hoàng Thị Lâm-Trưởng khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng cho hay: Hiện nay, Khoa đã triển khai thêm các dịch vụ vật lý trị liệu-phục hồi chức năng như: Điều trị bằng sóng ngắn, kéo dãn cột sống cổ, cột sống thắt lưng, tập vận động cho các bệnh nhân tai biến…, vì vậy mà bệnh nhân đến điều trị nhiều hơn. Không chỉ người dân trên địa bàn huyện đến điều trị mà người dân các địa phương lân cận như xã An Phú (TP. Pleiku) cũng đến khám chữa bệnh.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực trong công tác khám chữa bệnh, tuy nhiên theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa Vũ Chí Hùng, trong những năm gần đây, số lượng bác sĩ về công tác tại Trung tâm Y tế rất ít, số bác sĩ nghỉ chế độ nhiều, do vậy tỷ lệ bác sĩ/vạn dân ngày càng giảm xuống… “Tôi mong muốn tỉnh nghiên cứu về chế độ thu hút, đãi ngộ cho bác sĩ nói riêng và viên chức ngành Y tế nói chung để họ về công tác và an tâm công tác tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn”- bác sĩ Hùng đề xuất

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

(GLO)- Theo Sở Y tế Gia Lai, trong tuần qua, Gia Lai ghi nhận 133 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 11 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên toàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến ngày 6-11 lên 2.633 ca; không có trường hợp tử vong.