Trung Quốc tuyên bố kiên quyết đáp trả Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình gửi thông điệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 9/4, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố sách trắng có tiêu đề "Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc – Mỹ”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)

Sách trắng cho rằng Trung Quốc và Mỹ có hệ thống kinh tế và giai đoạn phát triển khác nhau, điều này có thể dẫn đến những khác biệt và xung đột trong hợp tác kinh tế và thương mại. Tuy nhiên, sách trắng cho rằng điều quan trọng là phải tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của nhau và cùng xây dựng các giải pháp phù hợp thông qua trao đổi và tham vấn.

Sách trắng cho rằng việc thu hồi quy chế Tối huệ quốc (MFN) vi phạm các quy tắc của WTO. Các quy định của WTO quy định đối xử MFN vô điều kiện đối với tất cả các thành viên.

Sách trắng cho rằng việc thu hồi MFN làm đảo lộn trật tự kinh tế toàn cầu, đồng thời tuyên bố Trung Quốc phản đối những hành động bảo hộ và đơn phương. Trung Quốc cho rằng Mỹ lạm dụng quyền kiểm soát xuất khẩu để gây mất ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, đàn áp các quốc gia khác với danh nghĩa an ninh quốc gia và nhân quyền.

Theo sách trắng, việc Mỹ dùng fentanyl làm “cái cớ” để áp biện pháp trừng phạt sẽ không giúp giải quyết vấn đề, và áp thuế đối ứng sẽ gây tổn hại lợi ích của Mỹ và các nước khác.

Bắc Kinh tuyên bố sẽ thực hiện "các biện pháp kiên quyết và hiệu quả" để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 104% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 9/4.

"Mỹ vẫn đang áp đặt thuế quan tùy tiện với Trung Quốc và liên tục gây sức ép. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này và sẽ không bao giờ chấp nhận hành vi áp bức và bắt nạt như vậy", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 9/4.

Trung Quốc thể hiện thái độ cứng rắn với việc Mỹ áp thuế, bằng cách áp thuế tương ứng với hàng hoá Mỹ và hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng.

Sau vòng đấu mới nhất, ông Lin nói với báo chí rằng Mỹ cần "thể hiện thái độ bình đẳng, tôn trọng và cùng có lợi" nếu thực sự muốn giải quyết chiến tranh thương mại thông qua đối thoại.

"Nếu Mỹ phớt lờ lợi ích của cả hai quốc gia và cộng đồng quốc tế và khăng khăng tiến hành chiến tranh thuế quan và chiến tranh thương mại, Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng", ông Lin tuyên bố.

Bắc Kinh chưa công bố biện pháp trả đũa mức thuế 104%, nhưng thông điệp từ Chính phủ Trung Quốc là kiên quyết đáp trả, đồng thời vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán.

Tăng cường hợp tác với láng giềng

Trong bài phát biểu công khai đầu tiên kể từ cuộc chiến thuế quan với Mỹ leo thang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường quan hệ chiến lược với các quốc gia láng giềng, quản lý khác biệt một cách thích hợp và tăng cường hợp tác trong các chuỗi cung ứng.

Những phát biểu của ông Tập tại hội nghị ngoại giao láng giềng kết thúc ngày 9/4 là phát biểu công khai đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.

Tại hội nghị, ông Tập cho biết "xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai chung" sẽ ưu tiên ngoại giao của Trung Quốc với các nước láng giềng.

Thông cáo về hội nghị đăng trên Tân Hoa Xã khẳng định quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng "đang ở mức tốt nhất trong lịch sử hiện đại".

"Đồng thời, (chúng ta) đang bước vào một giai đoạn quan trọng đan xen những thay đổi về động lực khu vực và diễn biến toàn cầu", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013 nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trì hội nghị chuyên đề về ngoại giao láng giềng. Điều này cho thấy Bắc Kinh ngày càng coi trọng mối quan hệ với các quốc gia châu Á khác, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược với Mỹ ngày càng khốc liệt.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc cũng cam kết củng cố lòng tin chiến lược, hỗ trợ các quốc gia trong khu vực theo đuổi con đường phát triển của riêng mình và quản lý đúng đắn những khác biệt. Bắc Kinh kêu gọi tăng cường hội nhập kinh tế bằng cách thúc đẩy kết nối và tăng cường hợp tác công nghiệp và chuỗi cung ứng.

Theo bài viết, cần phải có những nỗ lực chung để bảo vệ sự ổn định của khu vực thông qua hợp tác an ninh và thực thi pháp luật để giải quyết nhiều rủi ro và thách thức khác nhau, đồng thời cho biết Trung Quốc cam kết thúc đẩy giao lưu nhân dân.

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nhiều nước láng giềng nhất thế giới, chia sẻ đường biên giới trên bộ với 14 quốc gia. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở thành nguồn căng thẳng chính trong ván cờ địa - chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ.

Theo Bình Giang (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null