Trung Quốc phát hiện ở Tứ Xuyên có trữ lượng đất hiếm gần 5 triệu tấn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trung Quốc phát hiện ở tỉnh Tứ Xuyên có trữ lượng đất hiếm gần 5 triệu tấn. Đây là nguyên tố vốn quan trọng đối với sự phát triển công nghệ.

Theo tờ South China Morning Post ngày 16-9 thông tin, các chuyên gia về đất hiếm của Trung Quốc vừa công bố tại một hội nghị do Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc tổ chức vào tuần trước là đã phát hiện khoảng 4,96 triệu tấn đất hiếm tại châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn (tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc).

Đất hiếm vốn quan trọng đối với sự phát triển công nghệ. Trong ảnh là một số mẫu đất hiếm. Ảnh: REUTERS

Đất hiếm vốn quan trọng đối với sự phát triển công nghệ. Trong ảnh là một số mẫu đất hiếm. Ảnh: REUTERS

Đất hiếm quan trọng đối với sự phát triển công nghệ, từ xe điện đến tua-bin gió, robot và vũ khí quân sự. Việc tìm thấy đất hiếm tại một trong những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn nhất của nước này sẽ sẽ nâng cao lợi thế tài nguyên của Trung Quốc và kinh tế của địa phương này.

Vị trí châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn (Liangshan Yi autonomous prefecture) thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), tây nam Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình SCMP

Vị trí châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn (Liangshan Yi autonomous prefecture) thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), tây nam Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình SCMP

Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), Trung Quốc là nước sản xuất các nguyên tố đất hiếm hàng đầu thế giới, bao gồm 17 nguyên tố, với trữ lượng 44 triệu tấn.

Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc hiện xác định đất hiếm là tài nguyên khoáng sản chiến lược liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia. Do đó nước này đã hạn chế cung cấp và xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm, nhất là trong bối cảnh cuộc cạnh tranh công nghệ ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.