Phát hiện công xưởng chế tạo mũi khoan của người Việt cổ ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk vừa tiếp nhận các hiện vật của người Việt cổ được các nhà khoa học khai quật tại di chỉ khảo cổ học Thác Hai, xã Ia J’Lơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Đại biểu tham quan hiện vật của di chỉ Thác Hai. Ảnh: TTXVN

Đại biểu tham quan hiện vật của di chỉ Thác Hai. Ảnh: TTXVN

Từ kết quả khai quật, các nhà khoa học nhận định, đây là một di chỉ xưởng chế tạo mũi khoan kết hợp cư trú và mộ táng, với hàng ngàn tiêu bản mũi khoan, rìu, bôn. Niên đại của di chỉ Thác Hai khoảng 3.000 năm.

Ngoài ra, tầng văn hóa dày (2m) cho thấy giai đoạn cư trú khá dài, tính chất di chỉ khá ổn định. Trong ngôi mộ còn tìm thấy những đồ tùy táng như: bình gốm, chày đập, hòn ghè, rìu tứ giác và mũi khoan được xếp gọn gàng dưới đáy mộ.

Theo MAI CƯỜNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.