Trung Quốc phản đối phát biểu của Tổng thư ký NATO về mối đe dọa của Bắc Kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ông Jens Stoltenberg - Tổng Thư ký NATO vừa có chuyến công du tới Hàn Quốc và Nhật Bản từ ngày 29-1 đến 1-2, để thảo luận về thách thức quân sự từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên cũng như tăng cường quan hệ với các đồng minh hàng đầu châu Á.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio ( phải ) tiếp Tổng thư ký NATO tại Tokyo ngày 31/1. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Bản Fumio ( phải ) tiếp Tổng thư ký NATO tại Tokyo ngày 31/1. Ảnh: Reuters

Tại Viện Nghiên cứu cấp cao Chey ở thủ đô Seoul trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc hôm 30/1, ông Stoltenberg cho rằng Trung Quốc "đặt ra thách thức đối với các giá trị, lợi ích và an ninh" của NATO nên vấn đề Trung Quốc được chú trọng nhiều hơn trong chương trình nghị sự của khối. Ông Stoltenberg còn chỉ trích chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Phản ứng tức thì, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng Bắc Kinh là đối tác hợp tác của tất cả quốc gia, không phải là mối đe dọa đối với lợi ích và an ninh của nước nào. Trái lại, chính NATO đang gây lo ngại vì quan tâm ngày càng nhiều đến những khu vực nằm ngoài phạm vi hoạt động của khối.

Còn bài viết đáp trả của Bộ Ngoại giao Triều Tiên có tựa đề: "Có phải chuyến đi của tổng thư ký NATO là nhằm thúc đẩy thành lập phiên bản NATO châu Á?" và nội dung cảnh báo Hàn Quốc, Nhật Bản, NATO về nỗ lực tăng cường hợp tác Đông - Tây.

Chuyến đi nói trên của ông Stoltenberg là khúc dạo đầu của sự đối đầu và chiến tranh vì nó mang đến rủi ro về "một cuộc chiến tranh lạnh mới" cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương- bài viết nói trên nêu rõ.

Theo một hãng ttruyền thông Đức, chuyến thăm châu Á của ông Stoltenberg nhằm "trấn an" các đối tác châu Á. Xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng đến các nước châu Á và mối quan hệ thân thiết giữa Bắc Kinh và Moscow trở thành vấn đề được quan tâm. Chuyến thăm cũng cho thấy NATO và các đối tác châu Á thắt chặt mối quan hệ nhằm đối phó ảnh hưởng của Trung Quốc, Triều Tiên và Nga ở châu lục này.

Hồi tháng 6/ 2022, Trung Quốc cũng đã kịch liệt lên án về tài liệu chiến lược của NATO trong đó có mục tiêu đối phó với hoạt động của Bắc Kinh. “Cái gọi là tài liệu khái niệm chiến lược mới của NATO đã coi thường sự thật, nhầm lẫn trắng đen và bôi nhọ chính sách đối ngoại của Trung Quốc”- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khi đó nói, theo AFP .

Tài liệu của NATO nêu “các hoạt động trên không gian mạng và hỗn hợp độc hại của Trung Quốc, cũng như những luận điệu đối đầu và thông tin sai lệch nhằm vào các đồng minh, làm tổn hại đến an ninh của liên minh”.

TS ( từ TTXVN,nguoilaodong.com.vn, zingnews.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

(GLO)-Theo báo Nga RT, ông Prigozhin đưa ra tuyên bố về diễn biến mới quan trọng thông qua một video được quay ngay phía trước tòa thị chính của thành phố. Theo đó sáng 3/4, tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga tuyên bố họ đã kiểm soát được thành phố Bakhmut ở khu vực Donetsk, đông Ukraine "theo nghĩa pháp lý".
Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

(GLO)-Theo nguồn tin Reuters, chuyến thăm Trung Quốc tới đây của ông của Tổng thống Macron sẽ là cơ hội quan trọng để Pháp và Trung Quốc tái kết nối ở cấp cao nhất sau ba năm Trung Quốc đóng cửa vì COVID-19, và củng cố thêm vai trò trung gian hòa giải của Bắc Kinh trong cuộc xung đột Nga- Ucraine.
Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Ông Trump bị truy tố

Ông Trump bị truy tố

Đại bồi thẩm đoàn New York bỏ phiếu truy tố cựu tổng thống Trump liên quan cáo buộc chi tiền "bịt miệng" sao khiêu dâm Daniels

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

(GLO)-Hôm 24/3, ông Mikhail Podolyak, cố vấn Văn phòng Tổng thống Ukraine, nói với kênh truyền hình quốc gia rằng: “Về mặt tổ chức, cả Văn phòng Tổng thống và Bộ Ngoại giao Ukraine, gồm người đứng đầu văn phòng Andrey Yermak và Ngoại trưởng Dmitry Kuleba, đều tham gia vào việc này. Chúng tôi chủ động đề nghị tổ chức cuộc hội đàm”.
Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

(GLO)-Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Kyodo News ngày 24/3 khi tới Tokyo, ông Thaksin cho hay có thể quay trở lại Thái vào năm nay. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và rời Thái năm 2008 để tránh phải ngồi tù.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.