Trung Quốc lần đầu phóng máy bay tàng hình J-35 bằng máy phóng điện từ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Army Recognition, máy bay chiến đấu tàng hình Shenyang J-35 của Trung Quốc có thể đã cất cánh lần đầu tiên bằng máy phóng điện từ (EMALS) từ boong tàu sân bay Phúc Kiến.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-35 của Trung Quốc đã hoàn thành lần phóng máy phóng điện từ (EMALS) đầu tiên trên tàu sân bay Phúc Kiến vào cuối tháng 3 năm nay. Nếu được xác nhận, có thể đánh dấu bước ngoặt trong năng lực hàng không hải quân của Trung Quốc bằng cách tăng cường đáng kể phạm vi hoạt động của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Đồng thời, thể hiện một bước tiến quan trọng hướng tới việc tích hợp hoạt động của máy bay tàng hình vào các nhóm tấn công tàu sân bay của Trung Quốc.

EMALS là hệ thống phóng điện từ tối tân, sử dụng sức đẩy điện từ trường giúp tăng tốc máy bay khi phóng.

Phúc Kiến được cho là tàu sân bay lớn nhất và tiên tiến nhất về mặt kỹ thuật của Trung Quốc, đại diện cho bước nhảy vọt về mặt công nghệ so với các tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông trước đó. Tàu có lượng giãn nước ước tính từ 80.000 đến 85.000 tấn, được trang bị ba máy phóng điện từ, mang lại hiệu suất phóng cao hơn 30% so với các tàu sân bay lớp Ford của Hải quân Mỹ.

Mặc dù Phúc Kiến vẫn chưa đạt được trạng thái hoạt động đầy đủ, nhưng máy phóng của tàu cho phép phóng các máy bay nặng hơn và tinh vi hơn, bao gồm J-35, máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-600 và máy bay chiến đấu không người lái GJ-11.

Việc triển khai J-35 trên tàu Phúc Kiến sẽ là bước quan trọng trong việc tích hợp máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm vào phi đội máy bay trên tàu sân bay của Trung Quốc. J-35 hứa hẹn khả năng sống sót, tàng hình và khả năng tác chiến tập trung cao hơn so với các máy bay J-15 trước đây.

Các báo cáo chỉ ra rằng, sau khi tích hợp J-35 trên tàu Phúc Kiến, Trung Quốc có thể triển khai các nhóm tác chiến tàu sân bay được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình với số lượng tương đương hoặc vượt quá số lượng được ghi nhận trên các tàu sân bay của Mỹ.

Theo các nhà phân tích từ Army Recognition, Phúc Kiến có thể chứa tới 48 máy bay J-35, trong khi các tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông được tân trang lại có thể chứa khoảng 24 máy bay J-35 cùng với các biến thể tác chiến điện tử của J-15.

Điều này có nghĩa là, Hải quân Trung Quốc có thể triển khai gần 100 máy bay chiến đấu tàng hình trên các tàu sân bay vào năm 2030.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa công bố các thông số kỹ thuật chính thức của J-35, tuy nhiên, theo ước tính, máy bay này được cho là nhỏ hơn so với J-20, có chiều dài khoảng 16,8 mét và sải cánh khoảng 12 mét khi cánh mở rộng. Ước tính trọng lượng cho thấy trọng lượng rỗng từ 17 - 18 tấn, với trọng lượng cất cánh tối đa có khả năng đạt tới 25 tấn.

Máy bay có thể trang bị các hệ thống như radar mảng quét điện tử chủ động (AESA), hệ thống nhắm mục tiêu quang điện tử và hệ thống hiển thị, chỉ thị gắn trên mũ bảo hiểm.

Về vũ khí, J-35 có thể trang bị tên lửa không đối không tầm xa PL-15, tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10 và một số loại đạn dẫn đường chính xác.

Theo Quỳnh Như (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Anh không đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh không đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ

(GLO)-Ngày 25/4, sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng”. Nguyên nhân là do chính quyền Tổng thống Donald Trump bất ngờ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đang leo thang sau vụ tấn công du khách của các tay súng ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc đã dẫn đến các hành động trả đũa lẫn nhau và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu quân sự mới giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.