
Quả bom nặng 2kg đã tạo ra một quả cầu lửa với nhiệt độ vượt 1.000 độ C và duy trì trong hơn hai giây - lâu hơn 15 lần so với các vụ nổ TNT có sức công phá tương đương.
Thiết bị này được phát triển bởi Viện Nghiên cứu 705 thuộc Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC).
SCMP cho biết các nhà nghiên cứu tiết lộ thông tin trên trong bài báo khoa học đăng trên tạp chí Journal of Projectiles, Rockets, Missiles and Guidance bằng tiếng Trung Quốc.
Chưa rõ quân đội Trung Quốc có thể triển khai loại vũ khí này trong điều kiện nào. Cho đến gần đây, magie hydride chỉ có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm với tốc độ vài gram mỗi ngày.
Sinh thời, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng nói “nếu như từ những năm 60 trở lại đây, Trung Quốc không có bom nguyên tử, bom hydro và không có vệ tinh, thì Trung Quốc không thể được gọi là một quốc gia lớn có ảnh hưởng quan trọng, không có vị thế quốc tế như thế này”.
Quả bom nguyên tử đầu tiên được Trung Quốc thử nghiệm vào ngày 16/10/1964, nhưng phải đến ngày 29/7/1996 lần thử nghiệm bom nguyên tử cuối cùng mới kết thúc. Từ khi bắt đầu đến kết thúc, Trung Quốc đã tiến hành 45 cuộc thử nghiệm bom nguyên tử, và là quốc gia có số lần thử nghiệm ít nhất trong 5 nước thành viên thường trực Liên Hợp Quốc.
Bước sang thế kỷ 21, thực lực kinh tế, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc tăng lên một cách mạnh mẽ, trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa chiến lược cũng đạt được nhiều thành quả to lớn. Cho đến nay, đã chính thức hình thành một hệ thống tên lửa hạt nhân tấn công tầm trung, đại diện của hệ thống này là tên lửa DF-21C / D, DF-26; hệ thống tên lửa hạt nhân chiến lược liên lục địa với đại diện là DF-5B, DF-41, JL-3.
Tôn chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc là “tuyệt đối không lựa chọn sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên”. Trung Quốc “không chấp nhận bất kỳ sự đe dọa vũ khí hạt nhân nào, cũng không sử dụng vũ khí hạt nhân đe dọa bất kỳ quốc gia nào”.