Trồng lan trong vườn nhà cho thu nhập khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ với 1.000 m2 đất trồng hoa lan, chị Nguyễn Thị Thúy Thẩm (30 tuổi, ngụ KV Thới Thuận, P.Thới An Đông, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) thu lời khoảng 70 triệu đồng/năm.
 Chỉ với 1.000 m2 đất trồng hoa lan, chị Nguyễn Thị Thúy Thẩm (30 tuổi, ngụ KV Thới Thuận, P.Thới An Đông, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) thu lời khoảng 70 triệu đồng/năm.
Chỉ với 1.000 m2 đất trồng hoa lan, chị Nguyễn Thị Thúy Thẩm (30 tuổi, ngụ KV Thới Thuận, P.Thới An Đông, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) thu lời khoảng 70 triệu đồng/năm.
Nắm bắt nhu cầu người chơi lan
Chị Thẩm cho biết từ lâu chị đã thích hoa lan nhưng chỉ trồng chơi làm cảnh, còn nghề chính của chị là thợ may. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nghề thợ may thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống, lại phải làm quần quật từ sáng sớm đến chiều tối khiến chị không có thời gian chăm sóc con nhỏ. Trong lúc loay hoay tìm công việc khác, chị phát hiện ra nghề trồng lan cho thu nhập ổn định vì hiện nay, nhu cầu người chơi lan rất lớn. Chị quyết định nghỉ việc ở cơ sở may, chuyển sang lập nghiệp bằng nghề trồng lan.
Đầu năm 2017, chị cùng chồng cải tạo 1.000 m2 vườn tạp; đầu tư làm nhà lưới, lắp giàn, hệ thống phun tưới tự động… trồng lan. Ngoài 600 cây lan giống Dendro được địa phương hỗ trợ, vợ chồng chị nhập thêm nhiều giống lan khác từ Thái Lan đang được trồng phổ biến tại Việt Nam.
Thời gian đầu, việc trồng lan gặp không ít khó khăn, nhưng quyết tâm gắn bó với nghề không làm chị Thẩm chùn bước. Mỗi khi gặp khúc mắc, chị lại lên mạng xem hướng dẫn kỹ thuật trồng lan, tìm đến học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vườn khác để áp dụng vào vườn lan của mình. Nhờ chịu khó tìm hiểu, thử nghiệm các phương pháp tiên tiến, vườn lan của chị ngày càng phát triển tốt.
Đầu ra ổn định
Theo chị Thẩm, điều quan trọng của kỹ thuật trồng lan là cách phối trộn phân thuốc đúng tỷ lệ với từng giống lan. Do mỗi loại lan đều có đặc tính khác nhau, nếu bón phân và tưới nước theo tỷ lệ chung sẽ không phù hợp với quá trình sinh trưởng của từng loại. Hằng ngày chị kiên trì theo dõi quá trình phát triển của cây, chú ý cân đối 2 yếu tố phân và nước để tránh cây bị khô hoặc úng nước.
“Lan có đặc điểm thẩm thấu phân bón qua lá nhiều hơn qua rễ, nên việc bón phân được thực hiện đều đặn 2 tuần/lần bằng cách phun trên lá, kết hợp với xịt rửa sạch lá trước đó”, chị Thẩm chia sẻ.
Để lan phát triển tốt, ra hoa đẹp, người trồng phải luôn giữ vườn sạch sẽ, tạo điều kiện tiểu khí hậu như làm vòi phun sương, tưới thường xuyên giữ ẩm. Cần nắm được đặc điểm của lan là ưa ánh nắng vừa phải, nếu nắng gắt sẽ làm cháy lá, còn thiếu nắng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ hoặc không ra hoa… Bên cạnh đó, mật độ trồng lan cũng không nên quá dày để cây có không gian thoáng đãng sinh trưởng, phát triển tốt.
Chị Thẩm cho biết nhu cầu tiêu thụ lan rất lớn nhưng vẫn không đủ nguồn hàng cung cấp. Hiện vườn lan của chị đã lên đến hơn 7.000 chậu và còn tiếp tục tăng thêm. Ngoài thị trường TP.Cần Thơ, hoa lan của chị còn được bán đi khắp các tỉnh trong khu vực như: Kiên Giang, Cà Mau…Với giá bán dao động từ 30.000 đến vài triệu đồng/chậu, sau khi trừ chi phí chị còn lãi khoảng 70 triệu đồng/năm.
Mô hình trồng lan vốn đầu tư ban đầu ít, nhưng lại cho lợi nhuận cao và đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, người trồng lan vừa chủ động được thời gian chăm sóc vườn lan vừa có thể làm thêm công việc khác. Với mức thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây khác, nghề trồng hoa lan hiện đang trở thành xu hướng mới trong phát triển nông nghiệp đô thị, mang lại thu nhập cao; đồng thời góp phần tạo mỹ quan đô thị, giảm ô nhiễm môi trường.
Duy Tân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.