Trồng cây khôi nhung-loài thuốc quý bán lá 200-300 ngàn đồng/kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tận dụng diện tích đất dưới tán rừng, các hộ dân ở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tham gia dự án liên kết trồng cây dược liệu khôi nhung, bước đầu đã cho hiệu quả. Cây khôi nhung khai thác lá bán cho doanh nghiệp với giá thu mua từ 200-300.000 đồng/kg.
Hiện nay, xã Hùng Mỹ đang trồng thử nghiệm cây khôi nhung trên 2 ha với 4.000 cây giống dưới tán rừng tự nhiên tại 3 hộ gia đình ở thôn Thắm. Đây là dự án liên kết với Trung tâm Đào tạo nghề Nông nghiệp và tư vấn phát triển nông thôn (Hà Nội) trong việc cung ứng cây giống, kỹ thuật trồng chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi khép kín.
Mô hình trồng cây khôi nhung dưới tán rừng tự nhiên của gia đình anh Ma Văn Trưởng, thôn Thắm, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Theo đại diện Trung tâm, cây khôi nhung có đặc điểm thuộc loại cây bụi, cao tới 2 m, mọc thẳng đứng, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, lá mọc so le, chịu bóng, ưa độ ẩm, thường mọc dưới tán rừng nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây khôi nhung phân bố rộng ở nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Nam. Với những đặc điểm và tác dụng của cây khôi nhung nên hiện nay có rất nhiều gia đình trồng tại nhà để làm cây dược liệu quý cho gia đình.
Khi nói tới tác dụng của lá cây khôi nhung, bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh chia sẻ, trong dân gian, dùng cây khôi nhung điều trị bệnh đau dạ dày, tiểu đường, tim mạch, huyết áp; những bệnh dị ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm rất an toàn, không có tác dụng phụ.
Anh Ma Văn Trưởng, thôn Thắm cho biết, tháng 8 vừa qua, gia đình anh tham gia dự án trồng cây dược liệu khôi nhung, nhờ chăm sóc tốt cộng với phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây nên cây phát triển nhanh cho ra nhiều lá. Dự kiến sau hơn 1 tháng nữa, toàn bộ 1.500 cây khôi nhung của gia đình anh sẽ cho thu hoạch đợt lá đầu tiên. Toàn bộ số lá sau khi thu hoạch đã được đơn vị liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra nên gia đình anh rất yên tâm trồng và chăm sóc. Hiện nay, 1 kg lá cây khôi nhung khô đang được đơn vị liên kết thu mua với giá từ 200 đến 300 nghìn đồng.

Theo ông Ma Đình Sắc, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Mỹ, đây là mô hình trồng cây dược liệu mới, bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao cho một số hộ dân trong xã. Tuy nhiên, quy mô trồng loại cây dược liệu này còn nhỏ lẻ, phương pháp trồng, chăm sóc và thu hoạch vẫn theo cách thủ công nên đã hạn chế sự phát triển của cây, làm giảm năng suất thu hoạch lá.

Hiện nay, xã Hùng Mỹ đang trong quá trình kiểm tra, mở rộng diện tích trồng nhằm nâng cao giá trị trên diện tích đất, đồng thời thành lập tổ hợp tác liên kết nhằm giúp bà con yên tâm sản xuất.

Dân Việt/Theo Quốc Việt (Báo Tuyên Quang)

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.