Trồng cây chơi Tết 2021: "Thủ phủ" trồng mai vàng đất Quảng Nam yên ắng, dân đang ngóng trông ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề, nhưng thủ phủ trồng hoa mai tại phường Điện Nam Trung (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) lại khá yên ắng, vắng bóng dáng thương lái đến đặt hàng. Nhiều người trồng hoa lo thất thu mùa mai Tết.

Cây mai hư hỏng vì mưa bão

Đến thăm các vườn hoa mai ở phường Điện Nam Trung những ngày giáp Tết, người xem không khỏi ngỡ ngàng bởi sự vắng vẻ, đìu hiu của một thủ phủ trồng mai nổi tiếng ở khu vực miền Trung. Người trồng mai lúc này chỉ hi vọng thời tiết thuận lợi hơn để thu chút vốn liếng đón Tết.

 

 Vườn mai gần 200 chậu của bà Nguyễn Thị Hải ít búp, dự đoán nở sau Tết.
Vườn mai gần 200 chậu của bà Nguyễn Thị Hải ít búp, dự đoán nở sau Tết.


Chỉ tay hướng về vườn hoa mai gần 200 chậu, bà Nguyễn Thị Hải (65 tuổi) than thở: "Mưa bão liên tiếp trong năm đã khiến hàng chục cây mai bị chết, chất đống thành củi. Số cây mai còn lại may mắn sống sót nhưng cũng bị "mất sức", lá và búp rụng nhiều nên đến Tết cây mai vẫn trơ trụi. Cộng thêm việc thời tiết diễn biến thất thường đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây".

Theo chia sẻ của những hộ trồng mai lâu năm, chưa khi nào họ gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Bởi bình thường chăm mai đã khó, nhưng năm nay bị tác động mạnh bởi yếu tố thiên tai nên nhà vườn bị thiệt hại lớn. Bên cạnh đó, thời tiết nắng mưa thất thường, lạnh kéo dài đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cây mai, không ra búp hoặc búp không nhiều như năm trước.


 

 Hơn 50% cây mai tại làng hoa Điện Nam Trung không có búp hoặc búp nở không kịp Tết.
Hơn 50% cây mai tại làng hoa Điện Nam Trung không có búp hoặc búp nở không kịp Tết.


Vì mưa lạnh kéo dài, nên từ giữa tháng 11 âm lịch, các nhà vườn đã tất bật ngắt lá sớm để chủ động giúp mai nở hoa đúng Tết. Đồng thời sử dụng phân bón, thay đổi vị trí chậu đón ánh nắng để thúc đẩy quá trình phát triển của búp. Tuy nhiên, thời tiết thay đổi bất lợi là điều không thể lường trước được, nên đến nay nhìn chung thủ phủ mai vàng Điện Nam Trung có khoảng 50% cây mai không nở hoa đúng Tết.
 

 Những đợt mưa bão liên tiếp trong năm đã khiến nhiều cây mai chết, rụng lá, hư búp.
Những đợt mưa bão liên tiếp trong năm đã khiến nhiều cây mai chết, rụng lá, hư búp.


Là người có hàng chục năm kinh nghiệm trồng mai, ông Lê Đình Khoa (70 tuổi) bày tỏ sự ngao ngán khi nhìn vườn mai hơn 100 chậu "làm thinh" dịp cận Tết.  Ông chia sẻ: "Kỹ thuật trồng cây hoa mai đã khó, mà việc chăm sóc mai nở đúng Tết thì càng không phải chuyện đơn giản vì còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Năm nay ngoài việc năng suất ra búp của mỗi cây mai giảm mạnh, thì sự tác động của mưa lạnh cũng khiến nhiều búp bị hư, chậm lớn. Dù tôi có áp dụng các mẹo vặt để kích búp thì cũng không được như mong đợi".

Người trồng mai lo mất trắng

Cây mai sinh trưởng tốt trong nền nhiệt khoảng 30 độ C, nên trong thời gian chạy nước rút đón Tết Nguyên đán Tân Sửu, người trồng mai chỉ còn biết hi vọng trời sẽ có nắng đều để cây thuận lợi phát triển trong giai đoạn nở hoa.

Cũng theo ông Khoa, thời điểm này năm ngoái thương lái đã rầm rộ chạy quanh làng để xem hoa, đặt cọc. Nhưng năm nay búp thì không thấy, nên thương lái cũng vắng bóng. Những chậu mai có kiểu dáng dù đẹp đến mấy mà dự đoán hoa nở không kịp Tết, thì cũng không có ai đặt mua, nhà vườn lại nguy cơ mất trắng.


 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu chơi hoa mai dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu giảm mạnh.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu chơi hoa mai dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu giảm mạnh.



May mắn hơn nhiều hộ khác, vườn mai gần 70 chậu của ông Trương Văn Trúc (71 tuổi) chỉ bị ảnh hưởng bởi thiên tai khoảng 30%, tất cả cây mai đều trổ búp đều, khả năng cao sẽ nở kịp Tết. Bên cạnh đó, với kiểu dáng độc đáo, chất lượng cây mai tốt nên nhiều khách đã đến tận vườn ông để đặt cọc thuê mai về chưng Tết.

Ông Trúc hào hứng nói: "Nhờ chăm sóc kỹ thuật bài bản nên những chậu mai của tôi đủ sức chống chịu với kiểu thời tiết đỏng đảnh như hiện nay. Số lượng búp chỉ giảm khoảng 10% so với trước, nếu nền nhiệt nắng ấm ổn định thì búp sẽ to, đẹp và chắc chắn nở đều trong dịp Tết này.


 

 Nếu sắp tới nền nhiệt nắng ấm ổn định thì nhiều nhà vườn có cơ hội gỡ gạc vốn liếng.
Nếu sắp tới nền nhiệt nắng ấm ổn định thì nhiều nhà vườn có cơ hội gỡ gạc vốn liếng.



Năm nay kinh tế khó khăn vì ảnh hưởng dịch Covid-19 nên chưa có nhiều khách liên hệ thuê mai, giá cả cũng có phần giảm hơn năm ngoái để tạo điều kiện cho nhiều người chơi mai dịp Tết".

Hiện nay, cây mai kích thước tầm trung có giá thuê từ 1-2 triệu đồng/chậu (tùy độ tuổi), mai lâu năm có giá thuê từ 2-3 triệu đồng/chậu. Nhìn chung càng cận Tết, giá mai sẽ còn biến động vì phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng hoa, nhu cầu thị trường…

Những năm trước, trung bình mỗi nhà vườn thu lãi khoảng 100 triệu đồng từ mùa mai Tết. Nhưng năm nay chi phí chăm sóc cây mai gia tăng, lại gặp nhiều bất lợi nên nhà vườn rất khó chủ động trong việc điều khiển hoa nở kịp Tết. Chính vì thế nhiều người trồng mai lo lắng năm nay sẽ thất thu, không khí thủ phủ mai vàng những ngày giáp Tết đìu hiu, ảm đạm.



https://danviet.vn/trong-cay-gi-choi-tet-2021-thu-phu-mai-vang-xu-quang-kha-yen-ang-vang-bong-nguoi-mua-20210122211843563.htm

 

Theo Tuyết Nhung - Trương Hồng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.