Triển vọng phát triển cây dược liệu ở Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, vài năm trở lại đây, huyện Đak Đoa tích cực vận động, hỗ trợ người dân triển khai trồng cây dược liệu theo tinh thần Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XV) về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chủ trương còn khá mới nhưng thực tế đây là hướng đi phù hợp, góp phần giúp người dân tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển.
Lợi ích từ trồng cây dược liệu
Vài năm qua, khi cây hồ tiêu chết hàng loạt do dịch bệnh, Phòng Nông nghiệp và PTTN huyện Đak Đoa đã tham mưu UBND huyện triển khai mô hình trồng cây đinh lăng xen trong vườn hồ tiêu chết từ nguồn ngân sách của huyện. Theo đó, đầu năm 2018, huyện Đak Đoa đã triển khai hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với tổng kinh phí 335 triệu đồng 18 hộ dân ở làng Đê Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei) và các làng: Ktu, Kop, Kdo, Krăi (xã Kon Gang) triển khai thí điểm trồng 40.000 cây đinh lăng. Hiện diện tích đinh lăng này sinh trưởng và phát triển khá tốt.
Là một trong những hộ tham gia trồng cây đinh lăng, ông Phạm Đình Sức (làng Krăi) cho biết: “Hơn 500 trụ hồ tiêu của gia đình trồng từ 6 năm trước đã chết gần một nửa. Phần diện tích hồ tiêu bị chết, tôi tận dụng trồng 1.000 cây đinh lăng. Thật may là  cây đinh lăng chịu được thổ nhưỡng, thời tiết ở đây nên phát triển tốt. Chỉ mong Nhà nước, chính quyền địa phương giúp bà con đầu ra ổn định để yên tâm canh tác”.
Đak Đoa triển vọng phát triển cây dược liệu. Ảnh. Hà Tây
Diện tích cây đinh lăng đang phát triển tốt. Ảnh: Hà Tây
Cây đinh lăng sau khi  trồng khoảng 5 năm trở lên sẽ được thu hoạch và rất có giá trị. Hiện cây đinh lăng đang được thu mua với giá khoảng 100.000 đồng/kg. Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: Từ thành công ban đầu, đến thời điểm này, người dân trên địa bàn huyện đã trồng được 106 ha cây dược liệu các loại như: đinh lăng, sả, sa nhân tím, gừng, hà thủ ô, mật nhân… Trong đó, nhiều nhất là xã Hà Đông, Đak Sơ Mei, Nam Yang, Hải Yang.
Thấy rõ lợi ích mà cây dược liệu đem lại, một số hợp tác xã trên địa bàn đã tích cực vận động người dân trồng và hợp tác bao tiêu đầu ra sản phẩm. Ông Nguyễn Trình-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Bình-cho biết: Hiện Hợp tác xã đã dành 2 ha đất để trồng cây dược liệu. Trên cơ sở hỗ trợ của các ngành chức năng, đầu năm 2021, Hợp tác xã  đưa vào sản xuất thêm  bách bộ, gấc, đẳng sâm, củ mài...
Tương tự, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong cũng đã trồng 1,5 ha cây dược liệu. Ông Trịnh Khắc Dương-Giám đốc Hợp tác xã-cho hay: “Khi huyện có chủ trương phát triển cây dược liệu, Hợp tác xã đã vận động các thành viên góp vốn, tham gia trồng. Hy vọng cây dược liệu sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân".
Đẩy mạnh thu hút đầu tư 
Bà Giang H’Đan-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho biết: Phát triển dược liệu là hướng đi đầy triển vọng nhằm khai thác tốt lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của huyện và phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để cây dược liệu có thể phát triển một cách bền vững và thực sự góp phần mở hướng phát triển kinh tế, giúp nâng cao đời sống người dân, cùng với việc động viên, hỗ trợ người dân, huyện Đak Đoa đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tư; liên kết các doanh nghiệp trồng dược liệu hỗ trợ, đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu và hình thành các cơ sở thu mua, bảo quản dược liệu tại các địa bàn có vùng trồng dược liệu tập trung. "Chỉ khi đầu ra ổn định thì người dân mới tin tưởng và chú trọng đầu tư, gắn bó với cây dược liệu"- bà H’Đan nói.
Hiện tại, huyện Đak Đoa đã kêu gọi Công ty cổ phần Phát triển dược khoa DKD triển khai xây dựng đề án liên kết trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm dược liệu của người dân trên địa bàn. Đồng thời, đơn vị này hỗ trợ đầu tư xây dựng chuỗi giá trị phát triển cây thuốc, thành lập Công ty cổ phần Dược liệu Đak Đoa.
Ông Trần Văn Ơn-Phó GS.TS nhà giáo ưu tú, giảng viên cao cấp Trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phẩn phát triển dược khoa DKD hướng dẫn cán bộ, người dân huyện Đak Đoa phát triển cây dược liệu.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn-giảng viên cao cấp Trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phẩn Phát triển dược khoa DKD hướng dẫn cán bộ, người dân huyện Đak Đoa phát triển cây dược liệu. Ảnh: Hà Tây
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ông Trần Văn Ơn-giảng viên cao cấp Trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phẩn Phát triển dược khoa DKD-cho hay: Trên cơ sở lợi thế về thổ nhưỡng, đất đai, mục tiêu của huyện Đak Đoa đến năm 2025 phát triển cây thuốc với diện tích 200-300 ha. Công ty có kế hoạch góp 60% vốn để hỗ trợ huyện thành lập Công ty cổ phần Dược liệu Đak Đoa. Đây là cơ sở để các hợp tác xã, doanh nghiệp, cộng đồng tại Đak Đoa cùng tham gia liên kết trồng dược liệu, xây dựng nhà máy chế biến dược liệu, vườn ươm cung cấp cây giống dược liệu. Về phía Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm dược liệu do người dân làm ra.
Năm 2021, huyện Đak Đoa dự kiến trồng 10 ha dược liệu đang được thị trường cần nhiều như: đương quy Nhật Bản, kim ngân, thiên môn chùm, hà thủ đô đỏ, mạch môn... Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa nhấn mạnh: “Huyện xúc tiến tìm đất để xây dựng khu nhà xưởng, văn phòng chuẩn bị thành lập Công ty cổ phần Dược liệu Đak Đoa; đào tạo chuyên sâu cho người dân nâng cao năng lực trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm và giới thiệu, quảng bá tầm nhìn chiến lược về cây dược liệu trên địa bàn huyện. Đối với người dân, huyện khuyến khích, vận động hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ liên kết trồng, tiêu thụ dược liệu, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo”.
HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.