Triển khai quy trình tái canh cà phê vối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31-5-2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành quy trình tái canh cà phê vối.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tổng diện tích cà phê trên địa bàn tính đến cuối năm 2015 là 93.100 ha, trong đó diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp cần tái canh và ghép cải tạo là 18.554 ha. Trong giai đoạn 2012-2015, toàn tỉnh tái canh được 3.624,42 ha. Tiến độ tái canh cà phê trong những năm qua rất chậm. Quá trình tái canh đã nảy sinh một số vướng mắc.

Quy trình tái canh cà phê vối mới được ban hành sẽ giải quyết tốt một số vấn đề như: Việc phân tích mật độ tuyến trùng, nấm bệnh gây hại để xác định thời gian luân canh, cải tạo đất không phải là quy định mang tính bắt buộc; xác định thời gian luân canh theo từng trường hợp cụ thể của vườn cây, chứ không nhất thiết phải là 2 năm như quy trình đã ban hành trước đó; về khâu giống chỉ cần mua ở những cơ sở được công nhận đảm bảo chất lượng, có hóa đơn chứng từ chứng minh được nguồn gốc; những vườn cà phê trong diện tái canh chỉ cần UBND cấp xã xác nhận nằm trong kế hoạch tái canh của tỉnh, phù hợp với đề án tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 là đảm bảo điều kiện được vay vốn tái canh...

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.