Triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 4-8, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 2064/KH-UBND về triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, kế hoạch nhằm cung cấp kịp thời những luận cứ khoa học, thực tiễn và giải pháp thúc đẩy thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 thông qua tập hợp nguồn lực khoa học và công nghệ đa ngành; góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống của người dân; thúc đẩy liên kết và thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương.

Xây dựng và nhân rộng được mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù, phát huy thế mạnh của từng địa phương (đặc biệt là tại các vùng khó khăn, vùng núi và vùng biên giới chưa đạt chuẩn NTM) trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy liên kết sản xuất và phát triển thị trường theo chuỗi giá trị nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc thù của từng địa phương.

Nông dân Gia Lai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc hoa giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh Mai Ka
Nông dân Gia Lai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc hoa giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh Mai Ka

Kế hoạch có 5 nội dung, gồm: Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và quảng bá các thành tựu khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu tham mưu xây dựng các quy định, cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện địa phương nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp các vùng xây dựng nông thôn mới, đặc biệt khó khăn; triển khai các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm nông nghiệp, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu; tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện Chương trình trên địa bàn, làm cơ sở để đề xuất thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện Chương trình; vốn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách; kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác và các nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có liên quan và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Tại kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ban, ngành liên quan quản lý và tổ chức thực hiện các nội dung nói trên; kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Các sở, ban ngành liên quan căn cứ nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch để xây dựng chương trình thực hiện của đơn vị mình đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, nghiên cứu đề xuất thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc Chương trình trên địa bàn; chủ động bố trí, lồng ghép nguồn vốn ngân sách cấp huyện để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND các xã tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, dự án khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên địa bàn.

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025.

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.