Trang trại nuôi bò vỗ béo "khủng", hàng trăm con xếp hàng đều tăm tắp của ông nông dân tỉnh Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tận dụng trên 8 sào đất (500m/sào), ông Trần Như (69 tuổi, ở xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) đã xây dựng 3 dãy chuồng để chăn nuôi bò vỗ béo.

Đàn bò vỗ béo của gia đình ông Trần Như.
Đàn bò vỗ béo của gia đình ông Trần Như.


Con trai ông Như là anh Trần Văn Hướng (40 tuổi), người chủ công trong công cuộc chăn nuôi của gia đình. Anh Hướng mua tất từ bò cỏ đến bò lai để vỗ béo, từ 20 đến 40 triệu đồng mỗi con. Qua 2 năm, trong trang trại của ông Như đã có 110 con bò.

"Tôi dành 1.000m2 đất, đầu tư 1,4 tỷ đồng để xây dựng 3 dãy chuồng để nuôi bò và một ít diện tích khác làm kho chứa rơm, số diện tích còn lại tôi trồng cỏ để làm thức ăn cho bò", ông Như cho hay.

 

 Đàn bò được cho ăn rơm, cỏ.
Đàn bò được cho ăn rơm, cỏ.


Theo ông Như, ngoài đất của gia đình ông còn thuê đất để trồng cỏ với tổng diện tích 20 sào. Trồng cỏ để bổ sung thức ăn thô xanh cho bò, còn chủ yếu ông cho bò ăn rơm và ăn dặm cám công nghiệp.

"Vụ Đông Xuân năm nay, tôi mua 100 triệu tiền rơm mà vẫn không đủ cho chúng ăn. Tôi mới mua thêm 20 xe, mất thêm gần 30 triệu nữa mới đủ cho bò ăn đến vụ Đông Xuân năm sau", ông Như nói.

Sau khi mua bò về, ông Như lựa chọn những con cái có vóc dáng khỏe mạnh, xương chậu to làm bò cái nền rồi lai tạo ra bê con có nhiều máu ngoại để nuôi thành bò thịt.

Hiện, ông Như sở hữu được 10 bò cái nền và có 1 con vừa sinh ra bê con to khỏe.

 

Đàn bò xếp hàng đều tăm tắp, bên trong chuồng khá thoáng mát.
Đàn bò xếp hàng đều tăm tắp, bên trong chuồng khá thoáng mát.


Về dịch bệnh trên đàn bò, ông Như không phải lo bởi con rể ông đang làm việc tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, sẵn sàng can thiệp nếu trang trại bò có sự cố.

"Hiện, gia đình tôi thuê 4 nhân công thường xuyên làm việc tại trang trại với những công việc dọn chuồng, tắm bò, cắt cỏ cho bò ăn với mức lương 6,5 triệu đồng/người/tháng", ông Như chia sẻ.

 

 Đàn bò khỏe mạnh, thường xuyên được tắm rửa.
Đàn bò khỏe mạnh, thường xuyên được tắm rửa.


Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân Nguyễn Thanh Vương cho biết, mô hình nuôi bò vỗ béo chất lượng cao tại địa phương được hỗ trợ từ năm 2017 đến nay, tập trung vào giống bò BBB và Red Angus.

Huyện Hoài Ân hiện có tổng đàn bò hơn 2.300 con, trong đó trên 80% tổng đàn là bò lai chất lượng cao.

"Nhu cầu về chăn nuôi bò hiện nay cũng đang phát triển mạnh. Nhiều hộ nông dân đã đầu tư tiền tỷ để nuôi bò, một số hộ chăn nuôi bò cái để phối tinh bò lai, con giống xuất chuồng cung ứng cho người nuôi vỗ béo bò thịt, với giá từ 20-25 triệu đồng/con giống, cao hơn gấp 5-7 lần so với nuôi giống bò thường", ông Vương thông tin thêm.

 

 Qua 2 năm, trong trang trại của ông Như đã có 110 con bò.
Qua 2 năm, trong trang trại của ông Như đã có 110 con bò.


https://danviet.vn/trang-trai-nuoi-bo-vo-beo-khung-hang-tram-con-xep-hang-deu-tam-tap-cua-ong-nong-dan-binh-dinh-20201224180252264.htm
 

Theo Dũ Tuấn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.