Tổng thống Biden gây xôn xao khi nói 'quen biết Tổng thống Putin 40 năm'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Mỹ Joe Biden bị nghi ngờ “phóng đại” tuyên bố đã biết nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hơn 40 năm trước.

"Tôi đã biết ông Putin từ những năm 1980. Ông ta đã làm cho tôi lo ngại suốt hơn 40 năm qua" – Tổng thống Biden nói với ABC News tại Normandy – Pháp hôm 6-6.

Tuyên bố trên của Tổng thống Biden đang gây xôn xao cả trên chính trường lẫn mạng xã hội.

"Hoặc ông Biden đang nói dối. Hoặc ông thừa nhận mình đã liên lạc với đặc vụ của Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) từ năm 1984. Hoặc ông không biết mình thực sự đang nói về cái gì"- đài RT dẫn lời cựu nhân viên Thượng viện Mỹ Steve Guest.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Normandy - Pháp ngày 6-6. Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Normandy - Pháp ngày 6-6. Ảnh: REUTERS

Thực tế, ông Putin là điệp viên ngầm của KGB tại Leningrad vào đầu những năm 1980. Khi 30 tuổi vào năm 1982, ông Putin làm việc ở Đông Đức.

Tên tuổi của ông Putin chỉ được cộng đồng quốc tế biết đến kể từ năm 1999, sau khi bất ngờ được Tổng thống Nga khi đó là ông Boris Yeltsin bổ nhiệm làm quyền thủ tướng Nga.

Ông Biden, 81 tuổi, hơn ông Putin 10 tuổi, là thượng nghị sĩ Mỹ từ năm 1973 cho đến khi ông nhậm chức phó tổng thống vào năm 2009. Ông Biden được cho là lần đầu tiên gặp ông Putin vào tháng 3-2011, giai đoạn ông Putin đang là thủ tướng Nga .

Tuyên bố của Tổng thống Biden được đưa ra trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine chưa có tín hiệu lắng dịu sau khi bùng nổ từ cuối tháng 2-2022.

Kiev cho biết hơn 100 quốc gia đã nhận lời tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine dự kiến diễn ra tại Thụy Sĩ vào ngày 15 và 16-6 tới.

Nga không được mời tham dự trong khi Trung Quốc hôm 31-5 cũng thông báo "khó có thể" có mặt vì "hội nghị chưa đáp ứng những đề nghị của Bắc Kinh lẫn kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế".

Việc Trung Quốc vắng mặt khiến Ukraine thất vọng và Mỹ đã lên tiếng "khuyến khích" Bắc Kinh tham gia.

"Chúng tôi chắc chắn sẽ khuyến khích Trung Quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ. Họ đã tham dự các hội nghị trước đó. Chúng tôi nghĩ rằng sự hiện diện của Trung Quốc rất hữu ích" – Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ.

Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc có biện pháp với các công ty mà Washington cho rằng đang cung cấp thiết bị mang tính lưỡng dụng cho Nga.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null