Tôi về say một pơ thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vòng đời người Jrai từ lúc sinh ra cho đến khi nằm xuống có rất nhiều nghi lễ. Đi kèm với lễ là hội. “Vạn vật hữu linh”, Yàng (thần) nhiều lắm nên lễ hội như thể để chia vui, sớt buồn, cầu xin van vái. Pơ thi (lễ bỏ mả) là cuộc chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết, tiễn người chết về cõi Atâu. Đây là lễ quan trọng nhất nên tất nhiên được tổ chức to nhất.
1.Lễ trọng thì hội phải lớn nên công tác chuẩn bị kéo dài không chỉ 1 năm, mà có khi đến 3 năm, 5 năm hay lâu hơn nữa, đến khi gia chủ hội tụ đủ điều kiện mới tổ chức. Điều kiện là bò, là heo, là rượu ghè, là lương thực đủ cho cả cộng đồng làng tham dự. Mà cộng đồng làng đâu chỉ người trong gia đình, họ tộc, người cùng làng. Không gian cộng đồng được tính bằng phạm vi tiếng cồng chiêng vang vọng tới, là lời truyền tai từ người này đến người khác bất luận trẻ già, nam nữ… Cứ nghe chiêng là đến, cứ được lời là đến.
Lễ quan trọng đâu chỉ cồng chiêng đội này mệt thì nghỉ, đội khác thay, mà trước đó còn phải dựng nhà mồ, tượng nhà mồ. Thế là rủ nhau lên rừng chặt cây làm cột, làm kèo, đẽo tượng; bứt dây mây để buộc; cắt tranh săn làm mái; chặt tre nứa làm rào chắn… Đàn ông, đàn bà cả làng giúp nhau lúc nông nhàn.
Các chú hề (Pram) nhảy múa tại khu nhà mồ. Ảnh: internet
Các chú hề (Pram) nhảy múa tại khu nhà mồ. Ảnh: internet
Vào hội là chiêng. Chiêng trẻ, chiêng già cùng nhau, thay nhau quanh nhà mồ, nơi bãi trống cho âm vang ngân dài theo cánh gió, va vào vách núi, vọng đến tận cõi Yàng… Và xoang, nhịp đung đưa, tay nắm tay nới rộng không ngừng. Cùng với chiêng, với xoang những chú hề ngộ nghĩnh hóa trang bằng mọi chất liệu có thể, cho người xem thả sức tưởng tượng.
Hội to được đánh giá bằng số lượng con vật hiến tế, bằng rượu ghè, rượu gạo, bia chai, bia lon… cùng thời gian kéo dài, cùng mức say tỉnh, tỉnh say của người dự hội dù vui, dù buồn.
2.Tôi vừa trở về từ lễ bỏ mả Ơi Khoan-một cụ bà Jrai thọ ngót 100 mùa rẫy ở xã Đất Bằng (huyện Krông Pa)-xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cái nôi cách mạng qua 2 thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Đây cũng là vùng đất được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là còn lưu giữ đậm đặc nét văn hóa truyền thống người Jrai… Cụ Ơi Khoan có 9 người con cả trai lẫn gái, đều trưởng thành, cùng nhiều cháu chắt. Pơ thi của cụ kéo dài 3 ngày 2 đêm. Trong quãng thời gian này có 20 con bò, 12 con heo (còn gà thì không đếm được) được mang ra “đốt”; bao nhiêu nồi cơm, vung cơm được nấu; không thể đếm chính xác bao nhiêu ghè rượu đầy đã vơi, lại đầy; không đếm được bao nhiêu túm rượu gạo, mỗi túm 2 lít đã cạn, bao nhiêu lon bia đã bóp vỏ, bao nhiêu chai bia chỏng chơ lăn lóc; bao nhiêu là téc nước dung tích 1.000 lít được chở đến phục vụ nấu nướng. Bia rượu vào thì say. Thịt tươi, rượu ngon, cơm nóng, say rồi tỉnh, tỉnh rồi say. Tỉnh thì rượu thịt, chiêng, xoang. Ngật ngưỡng chào nhau, ngật ngưỡng nói cười, chân nam đá chân chiêu ôm vai bá cổ. Kinh-Thượng anh em, tiếng được tiếng mất vẫn vui, vẫn hiểu nhau, đôi khi chỉ qua nụ cười. Say thì bạ đâu nằm đó chẳng được. Đất mênh mông, trời bát ngát! Đàn ông thì là ngà, đàn bà thì lật ngật! Người dự hội đông lắm, dễ đến cả ngàn lượt. Cũng bởi, pơ thi của Ơi Khoan to nhất buôn Ma Nhe từ trước đến nay.
Bò, heo, gà, rượu lấy đâu ra nhiều vậy? Thì các con của cụ, mỗi người một con bò. Thông gia của cụ, những nhà ngày trước cụ đã cúng bò/heo vào dịp lễ hội nào đấy giờ “cúng trả” mỗi nhà một con. Những người cháu đã trưởng thành của bà, mỗi người hay vài người chung nhau cúng bà một con. Láng giềng, họ tộc thân thiết, thương bà mỗi người hay vài người rủ nhau cúng bà một con… Rõ nhé.
Bia rượu ư? Gia chủ-cô con gái út sống chung với cụ chuẩn bị từ độ vụ mùa thu hoạch. Bạn bè của con cháu cụ. Họ hàng nhà cụ. Người làng cụ. Người làng bên nghe chiêng là đến. Nhà có gì mang nấy, cuộc sống cộng đồng không quen tính ít nhiều… Rõ nhé.
Thịt nhiều đến vậy ăn làm sao hết? Không hết thì mang về, còn chia cho người làng mỗi nhà mỗi xâu mang về.
Cuộc sống người làng vốn không tính toán nhưng “có qua, có lại”. Thế nên đồng bào Jrai ở Krông Pa tuy nhà nào cũng nuôi bò cả đàn, nhiều đấy nhưng chưa xem chúng là hàng hóa, chủ yếu chỉ dùng khi nhà có việc.
*
*     *
Công cuộc “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã đem lại những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có nội dung bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể mang đậm sắc thái riêng của 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tuy thế, có một thứ lễ hội đang góp phần làm chậm tiến độ phát triển của tộc người Jrai-đó là lễ pơ thi.
Tuyên truyền, vận động người dân thực hành đời sống mới, không tổ chức pơ thi kéo dài, linh đình, tốn kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc cũng như công cuộc xóa đói giảm nghèo… là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Chắc hẳn sẽ làm được nhưng có lẽ cũng không nên quá nóng vội.
 RƠ Ô TRÚC

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.