Tỏa sáng tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, ngọn cờ tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tỏa sáng, dẫn lối dân tộc vượt qua chông gai, chiến thắng mọi kẻ thù. Hôm nay, khi đất nước phải chống chọi với một “kẻ thù” cũng vô cùng nguy hiểm là đại dịch Covid-19, ngọn cờ ấy tiếp tục tạo nên sức mạnh, giúp đất nước giữ vững cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín to lớn mà Đảng và nhân dân dày công gây dựng.

 
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An giám sát mô hình trồng cây dâu tây trong nhà kính tại huyện Kỳ Sơn.
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An giám sát mô hình trồng cây dâu tây trong nhà kính tại huyện Kỳ Sơn.


Trong những thời khắc quan trọng, bài học về tư tưởng đoàn kết thống nhất, tinh thần hy sinh cao cả, tình thương yêu bác ái của Người đã được các cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân học tập, làm theo một cách linh hoạt, sáng tạo. Từ đó, không những góp phần ngăn chặn, đẩy lùi “kẻ thù vô hình” mà còn ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đưa Việt Nam vững bước tiến lên.

Mỗi người dân là một chiến sĩ

Trước tổn thất và diễn biến khó lường của nhiều đợt dịch Covid-19, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi cả dân tộc cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng “kẻ thù vô hình”. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Đảng, cả hệ thống hệ chính trị đã vào cuộc với quyết tâm và ý chí cao nhất; trong đó gương mẫu, đi đầu là các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở. Chính phủ nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19. Không chỉ nắm tình hình qua báo cáo, người dân thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội vẫn không quên hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp xuống các điểm nóng dịch bệnh vừa nắm bắt tình hình thực tế, vừa động viên các lực lượng chống dịch. Nhiều quyết sách đúng đắn, kịp thời đã được Chính phủ triển khai hiệu quả như: Chiến dịch ngoại giao vắc-xin; xét nghiệm diện rộng, cách ly tập trung; nguyên tắc 5K cộng vắc-xin và từ đó nhanh chóng chuyển hướng chiến lược từ kiên quyết ngăn chặn sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Các địa phương, tùy thời điểm, hoàn cảnh đã có những cách làm sáng tạo. Trong đó mô hình “tổ Covid cộng đồng” mà nòng cốt là các đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Mỗi người dân thật sự là một chiến sĩ, ngày đêm thay phiên canh gác trạm, chốt. Đặc biệt tại tâm dịch, lực lượng y sĩ, bác sĩ không ngại hy sinh, gian khổ, chăm sóc người bệnh. Người dân thành phố Hồ Chí Minh mãi không quên hình ảnh bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, và những đồng nghiệp của chị. Tháng 7/2021, Bệnh viện Chợ Rẫy quá tải bệnh nhân Covid-19, bốn khu được mở rộng với sức chứa 300 bệnh nhân vẫn không đáp ứng nổi. Bác sĩ Anh Thơ nhanh chóng được điều động vào Khoa Cấp cứu, tập hợp lực lượng của nhiều chuyên khoa. Trong hoàn cảnh đó, chị và đồng đội đã dồn hết sức lực, trí tuệ, tình cảm để giành giật sự sống cho bệnh nhân. Trong nhiều đợt dịch, đội phản ứng nhanh của chị đã cứu chữa thành công rất nhiều ca bệnh nặng tưởng chừng không qua khỏi. Chị và đồng nghiệp đã trở thành niềm tự hào của thành phố trong làm theo lời Bác dạy: “Lương y như từ mẫu”.

Để chia lửa, hàng chục nghìn bộ đội, sinh viên, nhân viên y tế cả nước đã xung phong lên các tuyến đầu chống dịch. Tháng 10/2021, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ tuyên dương các đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh xúc động khi nhắc đến sự hỗ trợ chi viện của gần 30 nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc, đã giúp nhân dân thành phố vượt qua cam go. Bác Nguyễn Văn Chỉ, cán bộ cao tuổi ở Hà Nội khi chứng kiến các đoàn xe chở cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ chống dịch, đã xúc động cho rằng, đây là cách chúng ta học và làm theo tư tưởng vì dân, vì nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách thiết thực, ý nghĩa nhất.

Chủ động, sáng tạo vì cuộc sống người dân

Dù phải tập trung, ưu tiên nguồn lực cao cho nhiệm vụ phòng, chống đại dịch Covid-19, nhưng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã chủ động, sáng tạo, biến khó khăn, thách thức thành thời cơ, tạo bứt phá, thành công. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Chí Linh (Hải Dương) Nguyễn Văn Hồng chia sẻ, không đợi đến hết dịch thành phố mới quan tâm đến sản xuất-kinh doanh mà song song với chống dịch, Thành ủy Chí Linh đã chỉ đạo ngay các biện pháp giúp người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Trước tình hình nông sản của nhân dân khó tiêu thụ, Phòng Kinh tế, UBND thành phố Chí Linh phối hợp các công ty thương mại tổ chức thu mua gần 60 tấn rau củ quả cho nông dân. Đối với những nông sản đặc thù như gà đồi chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, Thành ủy ra lời kêu gọi cán bộ, công chức, người lao động tiêu thụ giúp bà con. Chỉ trong hai ngày, đã có 6.536 con gà, tổng trọng lượng hơn 21 tấn được tiêu thụ, giúp hơn 600 hộ chăn nuôi gà yên tâm sản xuất.

Tại Vĩnh Phúc, nhiều chính sách mang tính đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội đã được tỉnh ban hành kịp thời. Nổi bật là Nghị quyết 01 của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù bảo đảm công tác giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tỉnh có các mức thưởng: Đối với đất rừng sản xuất: 20 nghìn đồng/ m2; đối với đất ở có nhà ở phải tháo dỡ: 500 nghìn đồng/m2 sàn xây dựng, nhiều nhất không quá 50 triệu đồng/chủ sử dụng đất… Cùng với xây dựng cơ chế, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc còn giao việc khó cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt là giám đốc sở, bí thư, chủ tịch UBND huyện, thành phố. Đây đều là những việc phức tạp, thậm chí chưa có trong tiền lệ ở các lĩnh vực quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng... Với cách làm này, năm 2021, tỉnh đã giải phóng mặt bằng hàng trăm héc-ta đất “nghẽn” nhiều năm không thể giải quyết dứt điểm để đẩy nhanh tiến độ triển khai hơn 50 dự án cùng nhiều vụ việc tồn đọng khác, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Là địa phương đầu tiên của cả nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động về thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang có nhiều sáng tạo trong thực hiện “mục tiêu kép”. Sau hơn hai tháng dập dịch thành công, tỉnh triển khai hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp phục hồi sản xuất; đồng thời chỉ đạo các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt tại nhà máy, khu công nghiệp như tăng cường tiêm phòng vắc-xin, đo thân nhiệt trước khi vào cổng, đeo khẩu trang, sát khuẩn và thường xuyên xét nghiệm Covid-19… Đồng chí Nguyễn Văn Quý, Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết, với những biện pháp đồng bộ, các doanh nghiệp đã sản xuất ổn định, không đứt chuỗi sản xuất. Một số ngành, lĩnh vực trong tỉnh còn bứt phá phát triển, điển hình là sản phẩm vải thiều đặc sản. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, tỉnh vẫn tiêu thụ hết 215 nghìn tấn vải thiều, trong đó xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức..., với số lượng 9.300 tấn. Bí quyết làm nên thành công của tỉnh là linh hoạt tạo vùng vải an toàn bằng cách lập trạm kiểm soát, xét nghiệm lao động, khử khuẩn quả bằng cloramin B, dán tem “Vải thiều không có dịch Covid-19” và tăng cường xúc tiến thương mại.

Năm 2021, Sóc Trăng cũng là một địa phương trở thành điểm sáng về xuất khẩu thủy sản dẫn đầu cả nước bởi đã tận dụng tốt cơ hội mở rộng thị trường do các quốc gia cung ứng khác đang chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Tỉnh đã chủ động từ sớm trong tuân thủ quy trình nuôi trồng, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chế biến tăng cường đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị và năng lực cạnh tranh. Với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 940 triệu USD, tỉnh đã góp phần vào thành công đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước đứng đầu thế giới về thương mại trong năm 2021.

Những kết quả, thành tích đạt được nêu trên đã góp phần quan trọng đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, thách thức hết sức nặng nề, chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra. Trong đó, có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tinh thần ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Dự báo tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường; đất nước sẽ còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Để vượt qua, chúng ta lại càng thấm nhuần những bài học tư tưởng quý giá của Người, và đề cao việc học tập, làm theo như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở, mong muốn: Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, ngày càng thiết thực và hiệu quả, tích cực góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/toa-sang-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-chu-tich-ho-chi-minh-684720/
 

Theo Văn Toán, Đông Hà (NDĐT)
 

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân.
Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

(GLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với tinh thần đại đoàn kết, mọi khó khăn đều có thể hóa giải“. Đại đoàn kết phải diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp để chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
"Bóng cả" làng Dăng

"Bóng cả" làng Dăng

(GLO)- Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân tựa như gốc cổ thụ đầu làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Ông không chỉ giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai.
Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

(GLO)- Thời gian qua, đội ngũ chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư của tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chương trình hành động của MTTQ cấp cơ sở, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động, đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại địa phương.
Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

(GLO)- Ngày 10-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Hồ Văn Điềm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Võ Thanh Hùng-Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Huỳnh Quang Thái-Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự, chung vui với cán bộ và người dân ở các khu dân cư: Greo Sek (xã Dun, huyện Chư Sê), Chư Jut (xã Chư Gu, huyện Krông Pa), tổ dân phố 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa), tổ dân phố 15 (phường An Phú, thị xã An Khê) trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.