Tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử Quốc gia tiến hành Phiên họp thứ nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đây là phiên họp để Tiểu ban thảo luận, cho ý kiến về phân bổ số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV.
 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tại phiên họp Tiểu ban Nhân sự, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, sáng 6-1-2021. Ảnh: QUANG PHÚC
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tại phiên họp Tiểu ban Nhân sự, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, sáng 6-1-2021. Ảnh: QUANG PHÚC


Sáng 6-1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bầu cử Quốc gia Tòng Thị Phóng, Tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã tiến hành Phiên họp thứ nhất.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, khối lượng công việc của Tiểu ban Nhân sự phải thực hiện là rất lớn. Đây là phiên họp để Tiểu ban thảo luận, cho ý kiến về phân bổ số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV.

Số lượng đại biểu Quốc hội Khóa XV đã được quy định là 500 đại biểu. Với tinh thần nghiên túc, Tiểu ban Nhân sự cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để lựa chọn bầu đủ số lượng; đảm bảo tiêu chuẩn người ứng cử. Đây là yêu cầu rất cao, phải bảo đảm về cơ cấu, ngành nghề, cơ cấu giới tính (tỷ lệ đại biểu nữ được quy định thấp nhấp là 35%). Bên cạnh đó còn phải bảo đảm tính đại diện các ngành, dân tộc, các tầng lớp nhân dân với cơ cấu phù hợp.

Tại phiên họp này, các đại biểu đã nghe hai tờ trình về Dự kiến, số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV; tờ trình về việc ban hành Nghị quyết Hướng dẫn về mẫu hồ sơ ứng cử, phiếu bầu cử và các loại mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nội dung của Phiên họp thứ nhất, Tiểu ban Nhân sự sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp tới. Sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tiểu ban Nhân sự sẽ triển khai tiếp việc lập hồ sơ, giới thiệu người ứng cử, phân công trách nhiệm công việc cụ thể của các địa phương.

Theo Nghị quyết số 08 ngày 23-8-2020, Tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm 8 thành viên do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bầu cử Quốc gia Tòng Thị Phóng làm Trưởng ban; Trưởng Ban công tác đại biểu Trần Văn Túy làm Phó trưởng Tiểu ban Thường trực; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân làm Phó trưởng Tiểu ban.

Theo ANH PHƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

(GLO)- Sáng 19-12, HĐND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khóa IV đã khai mạc kỳ họp thứ 10 nhằm xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra phương hướng, giái pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Dự họp có đồng chí Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.