Tiết lộ thú vị về tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bà Paetongtarn Shinawatra không có mặt khi cuộc bỏ phiếu quyết định bà trở thành tân thủ tướng Thái Lan diễn ra tại Hạ viện sáng 16-8.

Bangkok Post cho hay cuộc họp bắt đầu lúc 10 giờ sáng nay. Có 489 trên tổng số 493 đại biểu tại Hạ viện Thái Lan tham gia cuộc bỏ phiếu đối với bà Paetongtarn.

Kết quả bà Paetongtarn nhận được 319 phiếu bầu, 145 phiếu chống và 27 phiếu trắng – qua đó trở thành tân thủ tướng Thái Lan khi mới 37 tuổi. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng thủ tướng thứ 31 của Thái Lan được nhận định có sự nhạy bén chính trị để đảm nhận trọng trách này.

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành thủ tướng thứ 31 của Thái Lan. Ảnh: The Nation

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành thủ tướng thứ 31 của Thái Lan. Ảnh: The Nation

Tân thủ tướng trẻ nhất lịch sử Thái Lan là con gái út của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Chính người đứng đầu chính phủ Thái Lan giai đoạn 2001-2006 này từng nhận định "cô út" sẽ trở thành thủ tướng Thái Lan trong tương lai nhờ được thừa hưởng ADN chính trị của cả gia tộc Shinawatra - theo báo The Nation.

Thực tế, tân Thủ tướng Paetongtarn còn có người cô ruột Yingluck Shinawatra cũng từng đứng đầu chính phủ Thái Lan, trước khi bị lật đổ năm 2014.

Khi còn trẻ, bà Paetongtarn đã theo cha trong các chuyến công tác chính trị khắp đất nước, tiếp thu kiến thức chính trị và hiểu sâu sắc cảm nghĩ của người dân.

"Khi tôi 8 tuổi, cha tôi tham gia chính trường. Kể từ ngày đó, cuộc sống của tôi cũng gắn liền với chính trị" – Reuters dẫn lời bà Paetongtarn hồi tháng 3 năm nay.

Khi lớn lên, bà đã nói về nguồn cảm hứng bước vào chính trường của mình, cho rằng đó là nhờ "ADN Thaksin" mà bà thừa hưởng.

Tuy nhiên, việc cha bà bị lật đổ năm 2006 là trải nghiệm khó quên. "Tôi thường nhìn thấy ảnh cha bị gắn lên tường, gạch chéo và vẽ bậy. Ở tuổi 20 tuổi, việc bị bao quanh bởi lòng thù ghét là điều rất khó vượt qua" - bà kể.

Bà Paetongtarn chính thức bước vào chính trường với tư cách là người thừa kế chính trị mới nhất của ông Thaksin. Trước khi bước lên nấc thang cao nhất của vũ đài chính trị, người phụ nữ sinh năm 1986 này đã giữ nhiều chức vụ trong đảng Pheu Thai.

Trở thành thủ tướng trẻ nhất của Thái Lan là một thách thức đáng kể, với trách nhiệm xây dựng chính sách trên mọi lĩnh vực và duy trì sự ổn định trong bối cảnh chính trị đầy biến động của Thái Lan.

Câu hỏi đặt ra là liệu bà Paetongtarn có thể tạo dựng bản sắc riêng cũng như đặt ra các chính sách cho sự tiến bộ của quốc gia hay không?

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng thứ 2 của Thái Lan, sau người cô ruột Yingluck Shinawatra. Ảnh: Varuth Hirunyatheb.

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng thứ 2 của Thái Lan, sau người cô ruột Yingluck Shinawatra. Ảnh: Varuth Hirunyatheb.

Theo Hải Hưng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trên sóng truyền hình ngày 7-12. Ảnh: REUTERS

Đề xuất dự luật điều tra đặc biệt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

(GLO)- Ngày 10-12, trong một cuộc họp kín của các nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền cho biết sẽ thúc đẩy dự luật riêng kêu gọi một cuộc điều tra đặc biệt đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol liên quan đến vụ thiết quân luật.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

(GLO)- Trong bối cảnh sức ép gia tăng sau nỗ lực ban bố thiết quân luật bất thành trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 6/12 cam kết lắng nghe và xem xét kỹ lưỡng những lo ngại của lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền.

Bên trong Hội trường tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh YONHAP

Quốc hội Hàn Quốc xem xét kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

(GLO)- Sáng 5-12, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có chữ ký của 191 nghị sĩ đối lập đã được đưa ra trước phiên họp Quốc hội nước này. Tuy nhiên, bản kiến nghị này không nhận được sự ủng hộ từ các thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon.

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

(GLO)-Cơ quan cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra với cáo buộc Tổng thống Yoon Suk-yeol phạm tội phản quốc khi ban bố thiết quân luật vào đầu tuần. Trong khi Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên bị kiến nghị luận tội do có dính líu đến việc di dời văn phòng tổng thống và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee có liên quan âm mưu thao túng giá cổ phiếu.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.