Tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di tích đã xếp hạng tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn số 2217/UBND-KGVX về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã xếp hạng và sử dụng hiệu quả kinh phí cho di tích trên địa bàn.

8690e6afbc2d1a73433c.jpg
Cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai về thăm Khu Di tích lích sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong (huyện Kbang). Ảnh: Lam Nguyên

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tuân thủ quy định của pháp luật về công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa nói chung, về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích nói riêng và các văn bản liên quan của tỉnh Gia Lai. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa và các quy định về đầu tư, xây dựng khi triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (bất kể các dự án được triển khai bằng nguồn vốn đầu tư nào); không được tự ý thay đổi kết cấu các hạng mục thuộc công trình xây dựng, kiến trúc vốn có của di tích đã được xếp hạng. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cần dựa trên tư liệu lịch sử, khoa học và tuân thủ chặt chẽ quy định hiện hành về di sản văn hóa.

Công văn cũng yêu cầu thực hiện các quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 22-2-2023 của UBND tỉnh. Trong đó lưu ý các nội dung: Thực hiện nghiêm việc khoanh vùng bảo vệ di tích, triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ, chống xuống cấp di tích; lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng đối với các di tích trong danh mục kiểm kê theo từng giai đoạn do UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích.

Mặt khác, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng quy định kinh phí được phân bổ. Tại di tích có phát sinh tiền tài trợ, công đức, các địa phương thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ công khai, minh bạch.

Nhằm khai thác có hiệu quả giá trị di tích gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh bền vững, UBND tỉnh yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị di tích; xây dựng sản phẩm du lịch gắn với di tích; đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng điểm du lịch là di tích và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác này.

Bên cạnh đó kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm tại di tích theo quy định

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; khuyến khích các địa phương, cá nhân, tổ chức chung tay đóng góp để duy trì hoạt động thường xuyên nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày 20-9, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh lần thứ XI - năm 2024 với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.