Thưởng Tết Tân Sửu 2021: Chênh lệch về mức thưởng đã giảm so với Tết 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ LĐTBXH đang tổng hợp báo cáo của các địa phương về tình hình lương, thưởng Tết năm 2021 của các doanh nghiệp, song qua những nơi đã công bố, cho thấy sự chênh lệch về mức thưởng giữa các loại hình doanh nghiệp, mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 giảm hơn năm trước.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tổng hợp báo cáo lương, thưởng Tết của các địa phương. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tổng hợp báo cáo lương, thưởng Tết của các địa phương. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn


Có những DN không có kế hoạch thưởng Tết

Hiện nhiều địa phương đã công bố tình hình lương, thưởng Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2021. Có thể thấy mức thưởng Tết có sự chênh lệch rất lớn, vẫn xuất hiện những cá nhân được thưởng tiền tỉ và có người chỉ thưởng vài chục nghìn đồng. Sở LĐTBXH TPHCM cho biết, kết quả qua khảo sát ở 1.035 DN trên địa bàn TPHCM sử dụng 140.000 lao động cho thấy, mức thưởng Tết Tân Sửu 2021 cao nhất là 1,076 tỉ đồng cho một cá nhân của một DN FDI ngành cơ điện lạnh. Bên cạnh đó, một DN khối dân doanh của Hà Nội có mức thưởng cao nhất là 400.000.000 đồng/người. Trong khi đó, Sở LĐTBXH Hải Phòng cho hay, loại hình DN dân doanh có mức thưởng của người lao động (NLĐ) có mức thưởng cao nhất 47.000.000 đồng, mức thưởng thấp nhất 30.000 đồng, và có công ty không thưởng cho NLĐ.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều địa phương có mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2021 thấp hơn năm trước. Cụ thể, Sở LĐTBXH Quảng Nam cho hay, có 59/69 DN có kế hoạch thưởng Tết Âm lịch cho 13.660 lao động. Mức thưởng bình quân chung của các DN đạt 5.750.00 đồng/người, thấp hơn mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 gần 18%. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát ở 1.035 DN trên địa bàn TPHCM sử dụng 140.000 lao động cho thấy, tiền thưởng Tết Dương lịch bình quân là 3,4 triệu đồng/người, bằng năm trước đó, trong khi đó, tiền thưởng Tết Nguyên đán bình quân là 8,8 triệu đồng, giảm 12% so với Tết Nguyên đán năm 2020.

Ngoài ra, theo Sở LĐTBXH Hà Nội, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn DN gặp khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, triển khai các chương trình, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhiều DN thực hiện tốt hai nhiệm vụ (vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh), kịp thời xây dựng phương án thưởng để giữ chân NLĐ. Theo số liệu tổng hợp của các DN báo cáo, tiền thưởng Tết của NLĐ giảm nhẹ so với năm trước.

Mặt khác, nhiều DN chưa có kế hoạch thưởng Tết cho NLĐ. Tại Bình Định, ở khu vực dân doanh, có 14 DN chưa có kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và 7 DN không có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán. Trong khi đó, đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mức thưởng Tết Dương lịch tại khu vực này khá thấp, bình quân chỉ có 700 nghìn đồng/người và có 3 DN chưa có dự kiến thưởng. Bên cạnh đó, tại Hải Phòng, loại hình DN có cổ phần, vốn góp của nhà nước, loại hình DN dân doanh, loại hình DN FDI đều có công ty không thưởng cho NLĐ.

Dự kiến cuối tháng 1 có báo cáo toàn diện về thưởng Tết

Ông Nguyễn Huy Hưng - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và tiền lương (Bộ LĐTBXH) cho hay, lịch gửi báo cáo lương, thưởng Tết của các địa phương về bộ là ngày 27.12. Tuy nhiên, thời điểm này dù đã quá hạn 2 tuần nhưng mới có khoảng hơn 30 địa phương gửi báo cáo tình hình lương, thưởng tết về bộ. “Phần lớn, các địa phương có ít khu công nghiệp, các tỉnh miền núi gửi báo cáo lương thưởng. Vì vậy, bộ vẫn đang tổng hợp số liệu và những địa phương trên không thể đại diện cho bức tranh toàn cảnh về tiền lương, tiền thưởng của cả nước. Dự kiến, đơn vị này của bộ tổng hợp số liệu, cố gắng cuối tháng 1 sẽ có báo cáo toàn diện về lương, thưởng Tết” - ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, báo cáo về tình hình thưởng Tết chỉ là thông tin thị trường tham khảo, không bắt buộc, theo nhu cầu của xã hội cũng như phục vụ quản lý nhà nước thì bộ, địa phương khảo sát nắm bắt tình hình.

Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và tiền lương cho hay, qua tổng hợp sơ bộ từ hơn 30 báo cáo của các địa phương, nhận thấy mức tiền lương bình quân hằng tháng của người lao động trong năm 2020 giảm so với mức lương bình quân một năm trước đó. Tuy nhiên, trong các báo cáo đều ghi nhận các doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu cho NLĐ.

Cũng trao đổi về vấn đề này, bà Tống Thị Minh - nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương nhận định, mức lương thưởng Tết năm 2021 khó tăng so với năm 2020. Nhiều DN sẽ cố gắng giữ ở mức như những năm trước hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên, chắc chắn các DN vẫn sẽ có thưởng Tết để động viên, khuyến khích NLĐ.

Bà Minh cho hay: “Mức thưởng tết năm nay có thể giữ nguyên hoặc giảm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đây là năm khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Do đó, NLĐ và DN cần cùng nhau chia sẻ để vượt qua khó khăn”.

 

https://laodong.vn/xa-hoi/thuong-tet-tan-suu-2021-chenh-lech-ve-muc-thuong-da-giam-so-voi-tet-2020-871689.ldo

Theo ANH THƯ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.