Thủ tướng dự phiên thảo luận về xây dựng tương lai bền vững, bao trùm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi G20 cùng với sự hợp tác của Liên hợp quốc, WB, IMF, WTO… cần tích cực kiến tạo những nền tảng phát triển mới, như chuyển đổi nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn...

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/11. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/11. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên thảo luận Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/11. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên thảo luận Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/11. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)



Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến, ngày 22/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự phiên thảo luận thứ hai với chủ đề "Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu".

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 nhấn mạnh dịch COVID-19 đã khiến các nỗ lực giải quyết tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý suy thoái môi trường, phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Các nước tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định, trong đó các nước phát triển huy động 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các nước đang phát triển triển khai Hiệp định.

Các nhà lãnh đạo khẳng định ủng hộ xây dựng "nền kinh tế cácbon tuần hoàn," đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch, ổn định, an toàn, bền vững với chi phí hợp lý; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giảm suy thoái đất, bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh lương thực và quản lý bền vững nguồn nước.

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vai trò quan trọng của G20 trong thúc đẩy thực hiện đúng thời hạn Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững; tăng cường hơn nữa trao quyền cho phụ nữ và thanh niên, bao gồm việc nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy phát triển tài chính bao trùm, thu hẹp khoảng cách số.


 

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/11. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/11. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)



Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã kéo lùi thành quả phát triển của thế giới hàng thập kỷ, đẩy hàng chục triệu người rơi vào nghèo đói. Dịch bệnh, thiên tai, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, khoảng cách số, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước vẫn là những thách thức toàn cầu mà không riêng một quốc gia nào có thể xử lý được.

Để vượt qua thách thức, các quốc gia cần đoàn kết, xây dựng lòng tin, thực tâm hợp tác và chia sẻ trách nhiệm chung hướng tới phát triển bền vững, bao trùm và không để một quốc gia hay người dân nào bị bỏ lại phía sau.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi G20 cùng với sự hợp tác của Liên hợp quốc, WB, IMF, WTO… cần tích cực kiến tạo những nền tảng phát triển mới, như chuyển đổi nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh… để vượt qua thách thức và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước G20 hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp cận thị trường và các nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời đẩy mạnh hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nhất là chống suy giảm chất lượng đất, bảo tồn san hô, giảm rác thải nhựa và quản lý bền vững nguồn nước...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cam kết của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận Paris, nỗ lực giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030 bằng nguồn lực trong nước và có thể giảm tới 27% khi có thêm các nguồn hỗ trợ quốc tế.

 

 Các nhà lãnh đạo tham dự tại phiên họp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các nhà lãnh đạo tham dự tại phiên họp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững và bao trùm. Điều này chỉ có được khi quan hệ quốc tế được duy trì thông qua hệ thống đa phương dựa trên luật lệ, các quốc gia cùng tôn trọng, hiểu biết, đối thoại, hợp tác và tin cậy lẫn nhau. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để G20, Liên hợp quốc và các thể chế đa phương phát huy vai trò trong xử lý các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh mới.

Kể từ năm 2010 trở lại đây, Việt Nam đã 5 lần được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G20, một diễn đàn đa phương quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu.

Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến đã khẳng định đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 vào các vấn đề chung của toàn cầu.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Gia Lai: Khởi tố nữ kế toán trưởng tham ô tài sản

Gia Lai: Khởi tố nữ kế toán trưởng tham ô tài sản

(GLO)-Ngày 13-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Thị Thanh Nghĩa (SN 1984, trú tại xã Kông Yang, huyện Kông Chro) là kế toán trưởng của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de để điều tra về hành vi tham ô tài sản.