Thu nhập ổn định từ nghề làm nhang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Duy trì hoạt động cơ sở sản xuất nhang Lợi Tâm từ năm 2019 đến nay, ông Nguyễn Thanh Tâm (tổ 6, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) có nguồn thu nhập ổn định và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Sau khi tham quan, học hỏi quy trình sản xuất nhang tại một số cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh, năm 2019, ông Tâm đầu tư hơn 50 triệu đồng mua máy xay bột, máy trộn bột, máy rút tăm làm nhang tự động và bộ khuôn đúc nụ trầm để sản xuất nụ trầm, quế, thảo mộc, nhang trầm, quế, thảo mộc.

Gia đình ông Nguyễn Thanh Tâm (tổ 6, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) có nguồn thu nhập ổn định từ nghề sản xuất nhang. Ảnh Ngọc Minh

Gia đình ông Nguyễn Thanh Tâm (tổ 6, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) có nguồn thu nhập ổn định từ nghề sản xuất nhang. Ảnh Ngọc Minh

“Bắt tay vào sản xuất, tôi đăng ký tên cơ sở sản xuất nhang Lợi Tâm để khách hàng dễ phân biệt và thuận tiện trong giao dịch, cung ứng sản phẩm ra thị trường”-ông Tâm nói.

Để làm ra những sản phẩm nhang chất lượng, ông Tâm sử dụng nguyên liệu tự nhiên như quế, trầm, một số lá thảo dược và bột cây bời lời-chất keo tự nhiên. Tất cả các nguyên liệu thô sau khi mua về được ông phân loại, sơ chế, bảo quản nơi khô ráo tránh nấm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng, mùi thơm của sản phẩm nhang.

Ông Nguyễn Thanh Tâm (tổ 6, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) sử dụng thanh quế, nghiền thành bột làm nguyên liệu sản xuất nhang. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Nguyễn Thanh Tâm (tổ 6, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) sử dụng thanh quế, nghiền thành bột làm nguyên liệu sản xuất nhang. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Tâm cho biết, từng loại nguyên liệu thô được xay riêng thành bột mịn, tạo ra sản phẩm nhang có hương thơm đặc trưng, khi đốt phát huy tối đa mùi thơm của mỗi loại. Thành phẩm bột mịn được phối trộn với bột cây bời lời theo công thức, tỷ lệ riêng. Vừa trộn bột vừa cho thêm nước để tạo thành hỗn hợp bột dẻo không quá khô hoặc quá nhão.

“Nếu bột quá khô khó kết dính, sản phẩm làm ra không đều, còn bột quá nhão độ kết bám vào tăm tre kém dễ rớt và phơi lâu khô. Sản xuất các nụ trầm, quế, thảo mộc dễ hơn. Đổ hỗn hợp bột nguyên liệu trộn trước đó vào khuôn đúc sẵn, rồi ép thật chặt, nhẹ nhàng gỡ từng sản phẩm đem hong phơi cho khô, đóng hộp bảo quản từ 1-2 năm không bị hư mốc”-ông Tâm nói.

Toàn bộ quy trình sản xuất nhang được gia đình ông Tâm sử dụng máy móc, tạo ra sản phẩm đều đẹp, hiệu quả sản xuất cao. Ảnh: Ngọc Minh

Toàn bộ quy trình sản xuất nhang được gia đình ông Tâm sử dụng máy móc, tạo ra sản phẩm đều đẹp, hiệu quả sản xuất cao. Ảnh: Ngọc Minh

Cũng theo ông Tâm: Toàn bộ quy trình sản xuất nhang được dùng máy móc, tạo ra sản phẩm đều, đẹp, không tốn nhiều công sức như làm thủ công. Nguyên liệu đổ vào phễu, máy tự động đùn bột xuống gặp lõi tre quấn chặt tạo thành thanh nhang mịn đều từ trên xuống dưới, không xù xì, lồi lõm như làm bằng tay. Từng thanh nhang đều tăm tắp được máy đẩy vào khay đựng.

Nhang làm xong dàn đều trên khung phơi đảm bảo không bị bụi bẩn và tạo thông thoáng để nhang mau khô. Trời nắng phơi 1 buổi là nhang khô, còn ít nắng thì 1- 2 ngày. Nhang phơi thật khô, sau đó đóng gói, trên mỗi bó, hộp nhang in thông tin thành phần, tên và địa chỉ cơ sở, số điện thoại để khách hàng thuận tiện liên lạc, biết nguồn gốc xuất xứ.

“Loại nhang quế cây dài 30-80cm giá từ 60-70 ngàn đồng/kg; thảo mộc 100-130 ngàn đồng/kg; nhang trầm 200 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/kg. Nụ trầm 800 ngàn đồng đến 2 triệu đồng/kg; thảo mộc 350 ngàn đồng/kg; quế 250 ngàn đồng/kg. Nhang vòng quế 60 ngàn đồng/hộp; thảo mộc 80 ngàn đồng/kg; trầm 150-200 ngàn đồng/hộp. Sản phẩm cung ứng thị trường trong và ngoài tỉnh, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình hơn 120 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”-ông Tâm thông tin.

Sản phẩm của cơ sở sản xuất nhang Lợi Tâm không có chất bảo quản, hương thơm tự nhiên được khách hàng ưu chuộng, đánh giá cao. Ảnh: Ngọc Minh

Sản phẩm của cơ sở sản xuất nhang Lợi Tâm không có chất bảo quản, hương thơm tự nhiên được khách hàng ưu chuộng, đánh giá cao. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Nguyễn Thị Hơn-vợ ông Tâm chia sẻ: “Nhang, nụ trầm, quế, thảo mộc có thể được dùng cho mục đích thờ cúng hoặc xông nhà, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Những tháng cận Tết Nguyên đán, gia đình phải tăng công suất gấp đôi, thậm chí gấp ba để trả đơn cho khách hàng. Vậy nên thời điểm này, ngoài huy động con cháu, cơ sở tạo việc làm cho 4-5 lao động địa phương với tiền công 200 ngàn đồng/người/ngày”.

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (tổ 6, phường Tây Sơn) mua nhang về bán và làm gia công, đóng gói sản phẩm cho cơ sở xuất nhang Lợi Tâm. “Việc xếp các nụ trầm, quế, thảo mộc vào hộp hoặc bỏ thanh nhang vào hộp không quá vất vả, phù hợp với phụ nữ. Nếu chăm chỉ, mỗi chị em có thêm tiền tiêu Tết. Tôi cũng nhập các loại sản phẩm của cơ sở về bán có thêm thu nhập 1-2 triệu đồng/tháng. Sản phẩm không có chất bảo quản, hương thơm tự nhiên được khách hàng ưu chuộng, đánh giá cao”-bà Thủy nhận xét.

Bên cạnh sản xuất nhang thanh, cơ sở sản xuất nhang của ông Tâm còn cung ứng thị trường nụ trầm, nụ quế, nụ thảo mộc. Ảnh: Ngọc Minh

Bên cạnh sản xuất nhang thanh, cơ sở sản xuất nhang của ông Tâm còn cung ứng thị trường nụ trầm, nụ quế, nụ thảo mộc. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Nguyễn Vũ Hiệp-Chủ tịch Hội Nông dân phường Tây Sơn cho biết: Cơ sở sản xuất nhang Lợi Tâm là một trong những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Việc duy trì hoạt động, phát triển sản xuất nhang của gia đình ông Nguyễn Thanh Tâm không chỉ tạo việc làm cho lao động, còn làm đa dạng ngành nghề sản xuất tại địa phương.

“Thời gian tới, ngoài khuyến khích gia đình nâng cao hơn nữa chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm, Hội Nông dân phường sẽ hướng dẫn gia đình ông Tâm làm hồ sơ, thủ tục đăng ký sản phẩm OCOP năm 2025”-Chủ tịch Hội Nông dân phường Tây Sơn nhấn mạnh.

Gia đình ông Nguyễn Thanh Tâm (tổ 6, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) có nguồn thu nhập ổn định từ nghề sản xuất nhang.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.