Thu nhập khá nhờ cây trồng trái vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thu hoạch xong, nhận tiền đầy đủ, dân làng Bong Phrâo (xã An Phú, TP. Pleiku) và làng Ia Klai (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) ai nấy đều phấn khởi. Hóa ra, cây trái vụ lại được mùa, trúng giá. Nhiều hộ có của ăn của để, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đưa chúng tôi đi tham quan một số vườn rau của bà con trong làng, ông Ơn-Trưởng thôn Bong Phrâo-vui vẻ cho biết: “Làng Bong Phrâo hiện có 150 hộ với gần 700 khẩu, hơn 95% số hộ là người Jrai. Nhận thấy các loại cây ngắn ngày trái vụ có giá trị kinh tế cao hơn so với chính vụ, người dân đã học hỏi kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để gieo trồng các loại rau như: đậu cô ve, khổ qua, súp lơ... Nhiều người được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp xã cũng là nhờ một phần vào những vụ rau màu trái vụ”.
Chỉ tay về phía vườn đậu cô ve của gia đình, ông Hlơi nhẩm tính: “Năm nay, gia đình mình có khả năng thu hơn 300 triệu đồng từ hơn 1 ha cà phê, 3 sào ruộng lúa nước 2 vụ và hơn 3 sào rau màu. Tháng 10 vừa qua, nhà mình thu 33 triệu đồng từ trồng rau trái vụ, riêng hơn 1 sào đậu cô ve đem lại nguồn thu trên 20 triệu đồng. Đậu cô ve được thương lái thu mua với giá 16 ngàn đồng/kg, cao hơn 5 ngàn đồng/kg so với giá chính vụ hồi tháng 3 năm nay”. 
Ông Nguyễn Văn Hồng (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) chăm sóc vườn khổ qua của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Ông Nguyễn Văn Hồng (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) chăm sóc vườn khổ qua của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Thời gian qua, đa số người dân ở làng Ia Klai (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cũng trồng cây trái vụ tạo thêm thu nhập cho gia đình. Dừng tay thu hái khổ qua cuối vụ, ông Nguyễn Văn Hồng phấn khởi nói: “Gia đình tôi trồng 1 sào khổ qua trái vụ. Sau 1 tháng thu hoạch, tôi đã bán gần 3 tấn quả, thu về hơn 50 triệu đồng. Năm nay, khổ qua được mùa, giá 18 ngàn đồng/kg, cao hơn năm ngoái 5 ngàn đồng. Cộng tất cả, gia đình tôi đã thu gần 300 triệu đồng từ 9 sào rau màu, cà phê, lúa”. 
Ông Nguyễn Đình Minh-Bí thư Đảng ủy xã Ia Băng-cho hay: “Những năm gần đây, người dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng dài ngày kém hiệu quả sang cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, người dân làng Ia Klai đã đổi mới tư duy, đầu tư sản xuất một số rau màu trái vụ vào các tháng 7, 8 và 9 đáp ứng nhu cầu của thị trường, giải quyết việc làm, góp phần xây dựng nông thôn mới”.
HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null