Thu hồi thuốc Pneumorel gây rối loạn nhịp tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Y tế vừa có Công văn số 204/SYT-NVD về việc thu hồi thuốc Pneumorel do có nguy cơ gây rối loạn nhịp tim đối với người sử dụng.
Thuốc Pneumorel. Ảnh: N.N
Thuốc Pneumorel. Ảnh: N.N
Theo đó, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Sở Y tế thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi tất cả các lô thuốc Pneumorel (Fenspiride hydrochloride 80 mg) do Công ty Les Laboratories sản xuất, Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma) nhập khẩu. Đồng thời yêu cầu các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc khẩn trương kiểm tra, thu hồi thuốc không đạt tiêu chuẩn nêu trên nếu có; đảm bảo không còn lưu hành trên phạm vi toàn tỉnh và báo cáo kết quả về Sở Y tế theo quy định. Các doanh nghiệp bán buôn thuốc trên toàn tỉnh có trách nhiệm sao gửi công văn này cho hệ thống bán lẻ trực thuộc doanh nghiệp; Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố sao gửi đến các cơ sở hành nghề dược tư nhân trên địa bàn quản lý và giám sát việc thực hiện công văn này.
Thuốc Pneumorel chỉ định đối với chứng ho và tiết đàm trong viêm mũi họng, viêm họng, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm đường hô hấp ở bệnh sởi, ho gà, cúm.
Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.