Thôn Tư Lương cho thuê sai mục đích sân vận động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không được sự đồng ý của UBND xã Tân An (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nhưng Chi bộ, Ban Nhân dân, Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể thôn Tư Lương vẫn tự ý cho Chi Đoàn thôn thuê khu đất sân vận động để trồng mía.
Ông Võ Xuân Thành-Trưởng thôn Tư Lương-cho biết: Năm 2000, khu đất 8 sào giữa thôn được quy hoạch làm sân vận động để bà con có nơi vui chơi, tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, hầu như không ai ra đây tập thể dục, đá bóng. Khu đất để lâu ngày cỏ cây mọc um tùm trở thành nơi cột bò, đổ rác của một số hộ dân. Điều này đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan. “Lâu lâu, chúng tôi vận động người dân tập trung dọn rác, phát cỏ dại”-ông Thành nói.
Theo ông Thành, thôn Tư Lương có gần 400 hộ với 1.470 khẩu, thu nhập của người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Gần 2 năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên khó vận động bà con đóng góp các loại quỹ. Nhà sinh hoạt cộng đồng đã đưa vào sử dụng được hơn 10 năm, nhiều hạng mục xuống cấp, phần mái tôn hư hỏng nặng, hễ mưa là dột, nhiều đồ đạc bị ướt, hư hỏng. Để nhà sinh hoạt cộng đồng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, hội họp, Chi bộ, Ban Nhân dân, Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể thôn họp bàn thống nhất ưu tiên cho Chi Đoàn Thanh niên thôn thuê khu đất sân vận động để lấy tiền sửa sang. Thời gian thuê từ tháng 1-2022 đến hết năm 2024 với tổng số tiền 21 triệu đồng/3 năm để trồng mía. Ban Nhân dân thôn dùng số tiền này để sơn sửa, mua tôn lợp mái, trám bê tông khu vực sân, lối vào…; tổng kinh phí hơn 17,4 triệu đồng. “Sau khi hoàn thành, công trình khang trang, sạch đẹp hơn. Cách đây không lâu, chúng tôi tổ chức họp dân, công khai thu chi, không ai có ý kiến gì”-ông Thành thông tin.
Khu sân vận động của thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) được cho thuê để trồng mía. Ảnh: An Phát
Khu sân vận động của thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) được cho thuê để trồng mía. Ảnh: An Phát
Nói về việc tuyên truyền, thăm dò, lấy ý kiến người dân trong việc cho thuê sân vận động, ông Lê Phước Nông-Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Tư Lương-giãi bày: “Thời điểm trước Tết Nguyên đán 2022, dịch bệnh diễn biến phức tạp, không thể tập trung người dân họp, tôi có đi thăm dò ý kiến của một số bà con trong các cụm dân cư đều thống nhất cả. Sau đó, Chi bộ, Ban Nhân dân thôn mới họp bàn thống nhất cho thuê. Sau khi dịch bệnh ổn định thôn mở cuộc họp, công khai tài chính bà con không có ý kiến gì”.
Mặc dù việc cho thuê đất không được cấp trên chấp nhận nhưng Chi bộ, Ban Nhân dân, Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể thôn Tư Lương vẫn tự ý cho Chi Đoàn Thanh niên thuê khu sân vận động để trồng mía. Ông Nông thừa nhận: “Việc này, UBND xã không cho, bởi vì sân bóng là của thôn. Nhưng kinh phí của thôn thì eo hẹp, không vận động bà con được, chúng tôi đành phải làm liều, cho thuê lấy tiền sửa sang nhà sinh hoạt cộng đồng”.
Tại nhà ông Nguyễn Thời-Bí thư Chi bộ thôn Tư Lương, các ban, hội đoàn thể thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) cung cấp thông tin cho Báo Gia Lai. Ảnh: An Phát
Đại diện các ban, hội, đoàn thể thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) cung cấp thông tin cho phóng viên Báo Gia Lai tại nhà ông Nguyễn Thời-Bí thư Chi bộ thôn Tư Lương. Ảnh: An Phát
Ông Nguyễn Thời-Bí thư Chi bộ thôn Tư Lương-cho hay: Tại cuộc họp, Ban Nhân dân, Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể cho rằng không có ai tham gia luyện tập thể dục thể thao tại sân vận động. Cộng với nhà sinh hoạt cộng đồng dột nát, bà con ngồi sinh hoạt, hội họp không đảm bảo, Chi bộ đã chấp nhận để thôn đứng ra cho thuê sân vận động trong thời gian ngắn nhằm lấy khoản tiền sửa sang nhà sinh hoạt cộng đồng.
Dẫn chúng tôi ra khu sân vận động đã xanh màu mía non, anh Võ Thành Tú-Bí thư Chi Đoàn thôn Tư Lương-cho hay: Phần lớn thanh niên trong thôn đi làm ăn xa. Mỗi lần xã, huyện tổ chức hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao, tập hợp đoàn viên, thanh niên rất khó. “Tại cuộc họp, Chi bộ, Ban Nhân dân, Ban Công tác Mặt trận và đoàn thể thôn thống nhất ưu tiên cho Đoàn Thanh niên thuê khu đất này. Tôi đứng ra trả tiền thuê đất và mua giống, phân bón, thuê cày, trồng mía với tổng chi phí hơn 70 triệu đồng. Kết thúc thời gian 3 năm, chúng tôi dọn gọn gàng trả lại mặt bằng”-anh Tú nói.
Gia đình anh Đoàn Ngọc Phê sinh sống gần sân vận động. Anh cho biết: Sân vận động lâu nay không có người luyện tập thể dục thể thao, một số hộ dân cột bò, đổ rác gây ô nhiễm môi trường. Sau khi Đoàn Thanh niên dọn dẹp, trồng mía thì cảnh quan sạch sẽ.
Trao đổi với P.V, ông Lê Kim Ngọc-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân An-thông tin: “Cuối năm 2021, thôn Tư Lương có trích biên bản họp thôn và làm tờ trình về việc xin chủ trương cho thuê sân bóng đá gây quỹ để sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng. Qua trao đổi, các đồng chí Thường trực Đảng ủy xã không đồng ý, UBND xã cũng không đồng tình. Tuy nhiên, thôn Tư Lương vẫn tự ý cho thuê. Tôi đã báo với Ban Thường vụ, tuần tới sẽ có buổi làm việc với thôn Tư Lương để tìm hướng giải quyết”.
AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.