Thơm ngon đặc sản xứ Nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xứ Nghệ (tỉnh Nghệ An) nổi tiếng với nhiều đặc sản được nhiều người ưa thích như cam Xã Đoài, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cháo lươn… những món ăn bình dị mà nức tiếng thơm ngon, ăn một lần sẽ nhớ mãi

Cháo lươn

Cháo lươn được làm từ gạo trắng, hành tăm, nghệ và những con lươn đồng mình thon, thịt chắc. Cháo lươn là món ăn bình dị, gần gũi.

Từ TP Vinh sầm uất với những quán cháo lươn nổi tiếng ở khu vực thành cổ đến các quán ăn nhỏ ở bất kỳ vùng quê nào của xứ Nghệ, nếu thích thì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể được thưởng thức món cháo lươn nóng hổi, thơm ngon. Cháo lươn xứ Nghệ đã một lần ăn, bạn sẽ nhớ mãi.

Cháo lươn món ăn đặc sản của xứ Nghệ

Cháo lươn món ăn đặc sản của xứ Nghệ

Cam Xã Đoài

Đặc sản cam "tiến vua" Xã Đoài, được trồng ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Cam có đặc điểm vỏ cam mịn, mỏng đều và có mùi hương thơm dịu. Ruột cam vàng óng ánh, có vị ngọt, thanh mà không chua, khó thấy ở giống cam khác. Khi cắt ra, cam có màu vàng óng, nước chảy ra như mật ong. Loại cam này thơm ngon nổi tiếng này được vinh dự được ghi vào đại từ điển Pháp, xuất hiện trong thành ngữ nước bạn Lào "Cam Xã Đoài, xoài Thà - Khẹc".

Cam Xã Đoài nổi tiếng thơm ngon.

Cam Xã Đoài nổi tiếng thơm ngon.

Ngoài ra, loại cam quý này còn đi vào văn chương Việt Nam qua bài thơ "Mùa cam" của nhà thơ Phạm Tiến Duật: "Cam xã Đoài mọng nước; Giọt vàng như mật ong. Bổ cam ngoài cửa trước; Hương bay vào nhà trong".

Giá cam đắt, từ 80.000 - 100.000 đồng/quả, vào dịp Tết Nguyên Đán người dân phải vào tận vườn đặt hàng từ nhiều tháng trước mới có.

Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn

Về xứ Nghệ có hai món ăn rất đỗi bình dị, gần gũi luôn níu chân mỗi người khi đã được một lần thưởng thức, đó là nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn. Món ăn đã lưu truyền vào dân gian bao nhiêu đời nay với câu ca dao: "Ai về ăn nhút Thanh Chương, dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn".

Được biết, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn được chế biến từ nguyên liệu chính là hạt đậu tương, quả mít non, cái chất dân dã của món ăn này khiến không chỉ người xứ Nghệ, mà bất kỳ ai đã một lần nếm thử sẽ không thể quên.

Nhút Thanh Chương là món ăn ưa thích của người Nghệ.

Nhút Thanh Chương là món ăn ưa thích của người Nghệ.

Bánh đa Đô Lương

Bánh đa Đô Lương là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Nghệ An, có truyền thống tới 300 năm. Bánh được làm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên là gạo, vừng đen, tỏi, ớt… Không giống như bánh đa các vùng miền khác, bánh đa Đô Lương có vị bùi bùi của vừng đen và vị cay nồng của tiêu, tỏi.

Bánh đa Đô Lương có lúc giản dị là một món quà quê, được các bà, các mẹ dúi vào tay ăn khi đói lòng. Còn trong những ngày lễ, Tết... bánh đa cũng là một món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ.

Bánh đa Đô Lương là món ăn bình dị nhưng hiện có mặt tại các mâm cỗ của người dân khắp các tình thành trong nước. Ngoài ra, sức cuốn hút của món ăn dân dã này còn được nhiều người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Đức, Hàn Quốc, Nga… thích dùng.

Bánh đa Đô Lương đặc biệt thơm ngon.

Bánh đa Đô Lương đặc biệt thơm ngon.

Bánh gai dốc Dừa

Bánh gai dốc Dừa là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp, đậu xanh, lá gai tươi, dừa khô, đường cát trắng, dầu ăn… Nếp là thứ nếp quê, trắng và thơm để khi xay ra có được bột nếp thật dẻo, mịn và thật thơm. Nhân bánh được làm bằng những hạt đậu xanh hấp chín, giã nhuyễn trộn với đường kính trắng và cùi dừa xắt nhỏ.

Điều đặc biệt ở món bánh gai dốc Dừa là bánh vừa có vị ngon và béo ngậy của dừa trộn lẫn với hạt đậu xanh lại vừa có vị thơm, dẻo của nếp và mùi của lá chuối khô.

Bánh gai dốc Dừa, món ăn ưa thích của người dân khi ghé Nghệ An.

Bánh gai dốc Dừa, món ăn ưa thích của người dân khi ghé Nghệ An.

Theo Đức Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Với mong muốn mang đến hương vị phong phú của các món ăn Việt Nam khác nhau đến với người dân Nam Phi, ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.