Thiệt hại do hạn hán trong vụ Đông Xuân: "Đến hẹn lại lên"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phát biểu tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiện công tác tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đặt câu hỏi: Tại sao nhiều diện tích cây trồng vụ Đông Xuân bị thiệt hại nặng nề do hạn hán? Vì sao ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương không chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp để tránh hạn? 
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định về mức hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do hạn hán gây ra trong vụ Đông Xuân 2019-2020. Đối tượng được hỗ trợ là các hộ nông dân có diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán gây ra trong vụ Đông Xuân 2019-2020 nằm trong quy hoạch, kế hoạch sản xuất của các huyện: Đak Đoa, Chư Păh, Mang Yang, Chư Sê, Kbang, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Pưh, Ia Grai, Chư Prông, Kông Chro, thị xã An Khê, Ayun Pa và TP. Pleiku. Tổng kinh phí hỗ trợ là 15 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 12 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 3 tỷ đồng.
Có thể khẳng định, đây là quyết định rất đúng đắn và kịp thời của UBND tỉnh nhằm hỗ trợ các hộ nông dân bị thiệt hại do hạn hán có điều kiện khôi phục sản xuất trong vụ tiếp theo. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng quy định khá rõ diện tích cây trồng được hỗ trợ là nằm trong quy hoạch, kế hoạch sản xuất của các huyện, thị xã, thành phố. Điều đó đồng nghĩa với việc những diện tích gieo trồng tự phát và ngoài quy hoạch, kế hoạch sản xuất của các địa phương thì không được hỗ trợ.
Ông Rô Suinh (buôn Blanh, xã Ia Tul, huyện Ia Pa) lo lắng vì 5 sào lúa Đông Xuân của gia đình bị khô hạn. Ảnh: Đức Phương
Ông Rô Suinh (buôn Blanh, xã Ia Tul, huyện Ia Pa) lo lắng vì 5 sào lúa Đông Xuân của gia đình bị khô hạn. Ảnh: Đức Phương
Hạn hán, bão lụt bắt nguồn từ biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, Tây Nguyên là một trong những khu vực dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Do vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai. Tuy nhiên, nếu chính quyền các địa phương có phương án ứng phó kịp thời, phù hợp thì sẽ giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Sẽ không có gì phải bàn luận nếu việc quy hoạch và kế hoạch sản xuất của các địa phương phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Và, cũng chẳng có gì đáng bàn nếu mỗi năm không có hàng ngàn héc ta cây trồng vụ Đông Xuân bị thiếu nước tưới dẫn đến mất mùa.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh có 9.115 ha cây trồng bị thiếu nước tưới gây thiệt hại 188 tỷ đồng. Riêng diện tích lúa thuần bị thiệt hại do thiếu nước tưới lên đến 1.882 ha. Đáng chú ý, hàng năm, diện tích lúa Đông Xuân bị hạn cuối vụ lên đến hàng ngàn héc ta.
Phát biểu tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiện công tác tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đặt câu hỏi: Tại sao nhiều diện tích cây trồng vụ Đông Xuân bị thiệt hại nặng nề do hạn hán? Vì sao ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương không chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp để tránh hạn? Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh, sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ bù đắp phần nào, còn thiệt hại đối với người nông dân là rất lớn.
Người viết bài này đã nhiều lần nghe Chủ tịch UBND tỉnh đề cập vấn đề chuyển đổi cây trồng để tránh hạn trong các hội nghị khác nhau. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cây trồng để tránh hạn trên thực tế có lẽ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Phải chăng, bà con nông dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ chủ trương của tỉnh để chuyển đổi nhận thức, hành vi? Liệu ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã thực sự dành hết tâm huyết để chung tay cùng bà con nông dân ứng phó với hạn hán, biến đổi khí hậu?
Để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra và việc hỗ trợ không rơi vào cảnh “đến hẹn lại lên”, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, ngay từ bây giờ, ngành Nông nghiệp và PTNT cần tham mưu giúp chính quyền các địa phương xây dựng kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán.
Về lâu dài, mỗi địa phương cần xây dựng bản đồ về tình trạng hạn hán để làm căn cứ quy hoạch cây trồng và triển khai kế hoạch sản xuất phù hợp. Cùng với đó, chính quyền các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tránh hạn và nâng cao hiệu quả kinh tế.
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.