Thị trường gạo châu Á chao đảo vì Ấn Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Hệ quả từ những chính sách mới của Ấn Độ có thể khiến giá gạo châu Á giảm thêm từ 10 - 20 USD/tấn tùy thị trường.

Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ vào cuối ngày 22/10 và loại bỏ giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn đối với gạo trắng phi-basmati vào ngày 23/10 để thúc đẩy xuất khẩu. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 450 - 484 USD/tấn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 460 - 490 USD/tấn.

Dẫn đến, Gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm xuống 510 USD/tấn từ mức 525 USD vào tuần trước, sau quyết định bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Trong khi đó, Bangladesh đã giảm 37% thuế nhập khẩu gạo sau khi lũ lụt phá hủy mùa màng trị giá gần 1,1 triệu tấn gạo.

ttxvn-an-do-gao-7946-899-847.jpg

Theo các nhà phân tích, Ấn Độ mở toang cửa xuất khẩu gạo do lượng hàng tồn kho đang cao và vụ thu hoạch chính trong năm đang chuẩn bị vào cao điểm, dự báo sản lượng dồi dào. Hệ quả từ những chính sách mới của Ấn Độ có thể khiến giá gạo châu Á giảm thêm từ 10 - 20 USD/tấn tùy thị trường.

Trong khi nguồn cung gạo đang được bổ sung ồ ạt thì nhu cầu gạo cũng biến đổi chóng mặt. Đáng chú ý nhất là gói thầu 340.000 tấn từ Indonesia. Đầu tuần này Indonesia thông báo mời thầu gạo từ các nguồn cung VN, Thái Lan, Pakistan, Campuchia. Sau đó Indonesia mời thầu bổ sung thêm nguồn cung gạo từ Ấn Độ. Nhưng ngày 23.10, Indonesia thông báo hủy bỏ kế hoạch mời thầu mà không đưa ra lý do cụ thể. Điều này khiến nhiều người liên hệ ngay tới thông tin Ấn Độ bỏ giá sàn xuất khẩu gạo.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.