Thanh Hóa: Một bệnh nhi mắc Whitmore tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh nhi 15 tuổi ở H.Quảng Xương (Thanh Hóa) đã tử vong sau gần 1 tháng mắc bệnh Whitmore.

Ngày 19.9, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, bệnh nhi 15 tuổi (ngụ xã Tiên Trang, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) đã tử vong dù được bệnh viện này tích cực chăm sóc, chữa trị.

Bệnh nhi tử vong vì diễn biến nặng không thể cứu chữa do mắc bệnh Whitmore gần 1 tháng qua.

Theo thông tin từ gia đình bệnh nhi cung cấp cho bệnh viện, từ ngày 22 - 31.8, bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt cân (giảm 7 kg trong vòng 10 ngày) nhưng gia đình bệnh nhân tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Đến ngày 1.9, bệnh nhi vẫn không khỏi bệnh nên gia đình đưa đến khám tại một phòng khám trên địa bàn xã Tiên Trang, và lấy thuốc theo đơn của phòng khám để tiếp tục điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, khi về nhà bệnh nhi diễn biến ngày càng nặng, mệt mỏi, sốt cao, ăn uống kém nên được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện 71 TW (xã Quảng Tâm, TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa).

Khi tiến hành các xét nghiệm cơ bản, phát hiện bệnh nhân có chỉ số đường huyết cao và xuất hiện các triệu chứng tiểu tiện không tự chủ, co giật toàn thân.

Đến ngày 4.9, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng suy tuần hoàn hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, tím tái, hôn mê, tình trạng nguy kịch.

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiến hành các xét nghiệm thì phát hiện các chỉ số về bạch cầu, hồng cầu, định lượng Pro-calcitonin máu đều tăng cao; xét nghiệm cấy máu kết quả phát hiện bệnh nhi có vi khuẩn gây bệnh Brukholderia pseudomallei (bệnh Whitmore).

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đánh giá bệnh nhi trong tình trạng bị viêm phổi nặng, suy gan, suy thận, có bệnh lý kèm theo là tiểu đường và béo phì. Sau đó, bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, điều trị kháng sinh, điều chỉnh đường huyết. Tuy nhiên, diễn biến bệnh nhi ngày càng nặng và đến chiều ngày 17.9 đã tử vong.

Trước đó, tháng 11.2022, một bệnh nhi ở TX.Nghi Sơn (Thanh Hóa) cũng đã tử vong sau thời gian hơn 1 tháng mắc bệnh Whitmore.

Bệnh Whitmore (tên gọi khác là bệnh Melioidosis) là một bệnh nhiễm khuẩn ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Bệnh lây sang người khi hít phải bụi bẩn hoặc nước mưa có chứa vi khuẩn hoặc qua vết trầy xước trên da khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, chứa hóa chất, chất thải, nhiều nhất tại vùng ao hồ, đầm lầy, đồng ruộng.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.