Tháng ba viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu tháng 3-2024, chúng tôi có chuyến công tác kết hợp viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê.

Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê nằm trên khu đồi khá bằng phẳng, thuộc địa phận thôn Bầu Zút (thị trấn Chư Sê), rộng khoảng 2 ha. Công trình được xây dựng từ năm 1987, nâng cấp sửa chữa vào năm 2016 với tổng kinh phí 14 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Vietinbank (10 tỷ đồng), nguồn ngân sách huyện và vốn xã hội hóa.

Nghĩa trang gồm các hạng mục công trình kiên cố như các khu mộ, cổng ra vào, sân hành lễ, đài tưởng niệm, tháp chuông, nhà tưởng niệm, nhà bảo vệ, hệ thống bồn hoa, cây xanh, điện nước, đường đi nội bộ, tường rào... Quan sát tổng thể, Nghĩa trang khá rộng rãi, trang nghiêm, xanh sạch và thoáng mát.

Bà Rmah H’Bé Nét-Chủ tịch UBND huyện Chư Sê-cho biết: Những năm qua, các công trình ghi công, nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các xã và Nghĩa trang Liệt sĩ huyện thường xuyên được chăm sóc, chỉnh trang, bảo vệ chu đáo, thuận lợi cho mọi người đến thăm viếng. Đó là những “địa chỉ đỏ” để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang cho người dân, nhất là thế hệ trẻ ở địa phương.

Anh Phạm Văn Dảo-nhân viên Ban Quản lý Công trình đô thị và Vệ sinh môi trường huyện Chư Sê chăm sóc cây cảnh tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê. Ảnh: H.C

Anh Phạm Văn Dảo-nhân viên Ban Quản lý Công trình đô thị và Vệ sinh môi trường huyện Chư Sê chăm sóc cây cảnh tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê. Ảnh: H.C

Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê hiện có hơn 400 ngôi mộ, trong đó, khoảng 100 ngôi mộ chưa biết họ tên, còn thiếu thông tin ngày tháng năm sinh, đơn vị chiến đấu... Các ngôi mộ bố trí thẳng hàng, đều có bình hoa đặt ngay phía trước, sơn cùng màu, chung một kích thước, ốp đá granite.

Phần nhiều liệt sĩ an nghỉ nơi đây có quê quán ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An, Hà Tĩnh), Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình (nay là Quảng Ngãi, Bình Định)... Hầu hết các liệt sĩ đều ở tuổi đôi mươi, hy sinh tại chiến trường Tây Nguyên và các tỉnh Ratanakiri, Stung Treng, Preah Vihear (Campuchia).

Anh Phạm Văn Dảo-Nhân viên Ban Quản lý Công trình đô thị và Vệ sinh môi trường huyện Chư Sê-cho hay: Anh làm nhiệm vụ dọn vệ sinh, chăm sóc cây xanh tại Nghĩa trang gần 10 năm nay, đã đón tiếp nhiều người đến đây tìm người thân, dâng hương, dâng hoa, tưởng nhớ người đã ngã xuống. "Tôi ý thức bản thân phải cố gắng làm việc, chăm sóc nghĩa trang chu đáo, phục vụ tốt nhu cầu thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ”-anh Dảo nói.

Bà Lê Thị Ngọc-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-chia sẻ: "Chúng tôi chỉ đạo cán bộ phụ trách và nhân viên quản trang thường xuyên chăm lo, quét dọn, hương khói phần mộ các liệt sĩ. Đó là việc làm thể hiện đạo lý, trách nhiệm đối với người đã ngã xuống vì độc lập, thống nhất đất nước; đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là thân nhân, đồng chí, đồng đội các anh hùng liệt sĩ”.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.