Thâm nhập đường dây 'tín dụng đen' qua app

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Để đòi nợ, nhân viên được huấn luyện trở thành những 'thánh chửi', ngày đêm khủng bố, đe dọa tinh thần con nợ... PV Thanh Niên đã thâm nhập một đường dây 'tín dụng đen' qua app bằng cách xin làm 'chuyên viên thu hồi nợ qua điện thoại'.
 
Không gian làm việc của những "chuyên viên đòi nợ qua điện thoại"
Thời gian gần đây, cơ quan công an đã vào cuộc, bóc trần nhiều đường dây “tín dụng đen” qua app. Thế nhưng, đường dây nóng của Báo Thanh Niên vẫn liên tục nhận phản ánh tình trạng các “công ty tài chính” cho vay qua app với lãi suất “cắt cổ” đang “hút máu” nạn nhân. Để tìm hiểu ngọn ngành chân tướng những chiêu trò “hút máu” nạn nhân, PV Thanh Niên đã thâm nhập một đường dây cho vay qua app bằng cách xin làm “chuyên viên thu hồi nợ qua điện thoại”.

Để đòi nợ, công ty cho vay tiền qua app huấn luyện nhân viên trở thành những 'thánh chửi', ngày đêm khủng bố, đe dọa tinh thần con nợ, người thân, bạn bè khiến họ sống dở chết dở.

“Càng bị chửi thì khả năng trả tiền càng cao”
Công ty mà PV Thanh Niên xin vào làm có “bản doanh” tại một tòa nhà cho thuê trên đường Tôn Thất Tùng (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM). Theo giới thiệu, công ty có trụ sở chính tại Singapore, chi nhánh tại Việt Nam, Sri Lanka, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… Tại Việt Nam, một trong những ngành nghề kinh doanh chính công ty này đăng ký là “dịch vụ tư vấn tài chính”, bao gồm hơn 220 nhân viên và 8 phòng ban.
“Phòng nhắc nợ” nơi PV Thanh Niên xin ứng tuyển vào vị trí “chuyên viên thu hồi nợ qua điện thoại” có khoảng 140 nhân viên làm việc trong căn phòng hơn 100 m2 được bố trí dày đặc máy tính. Nơi đây luôn “đầy ắp” tiếng các nhân viên gọi điện thoại đòi nợ với đủ thứ từ ngữ, chửi bới ra rả từ sáng đến chiều để đạt được mục đích duy nhất: đòi được nợ!
 
Số điện thoại của khách và người thân, bạn bè… liên tục bị "khủng bố"
Ch., nam nhân viên phòng nhân sự của công ty, sau khi giới thiệu qua hoạt động của công ty và công việc “chuyên viên thu hồi nợ qua điện thoại” cần làm, đã vào ngay “bài học vỡ lòng” dành cho nhân viên mới như PV: “Nếu khách càng bị chửi thì khả năng trả tiền càng cao” và nhấn mạnh “Phương châm nợ không trả, đòi lâu cũng phải trả”.
Gọi vào giờ khuya, lúc con nợ đang ngon giấc mới “trị” được con nợ chây ì. Việc giả giọng nam, nữ là để giả danh các phòng ban khác nhau, luân phiên khủng bố khách; còn giả giọng em bé là dụ con nợ nào cố tình tránh né để nghe điện thoại

L.A, nhân viên thu hồi nợ qua điện thoại

Quan sát các “chuyên viên thu hồi nợ” làm việc, PV nhận thấy đa phần họ là nhưng người trẻ, trang phục khá lịch sự nhưng lời lẽ buông ra lại hoàn toàn trái ngược. Như nam nhân viên tên L. (23 tuổi) đay nghiến người thân khách hàng chậm trả tiền vay: “Bây giờ cha con Vũ Ngọc Ch. và Vũ Ngọc T.Đ trốn nợ đúng không? Nè, vay có mấy đồng thôi mà để gọi cho gia đình là sao. Bởi vì gia đình nó không giáo dục nó. Khi mình trẻ mình lấy nhau đó, mình sống lỡ có không đàng hoàng, tử tế, thì khi sinh con ra nhớ dạy cho nó khác mình đi. Sống như một con người, một người trưởng thành của đất nước Việt Nam này. Đừng có cái kiểu vay xong rồi trốn nợ, 30 ngày rồi đó!”. Trong khi đó, nam nhân viên tên H. (24 tuổi) gọi cho người nhà một giáo viên để đòi nợ với lời lẽ đe dọa: “Alo, chị D. về chưa anh? Không biết hả, giờ thiếu nợ hỏi chừng nào về cũng không biết, đúng không? Không biết thì hỏi bả còn muốn đi làm nữa không, có muốn đi dạy nữa không? Tui cho bả nghỉ việc luôn nè, ông tin không? 5 phút nữa bả chưa gọi lại thì tui cho bả nghỉ việc nha. Vậy đi!”. Còn nữ nhân viên Y. (21 tuổi) lớn tiếng uy hiếp con nợ: “Sáng nào cũng gọi cho khỏi buôn bán luôn nha. Tại sao không ra đóng. Mày nói tao nghe xem, mắc cái gì không ra đóng? Bây giờ có bao nhiêu tiền trong người…”.
“Khủng bố” bất kể ngày đêm
Để thu hồi được tiền, các nhân viên đòi nợ qua điện thoại còn có thêm nhiều chiêu khiến khách ăn không ngon, ngủ không yên. Gọi điện thoại "khủng bố" ban ngày chưa đủ, họ canh ban đêm lúc con nợ hoặc người thân vừa chìm vào giấc ngủ là gọi để… chửi, dọa nhằm “tăng doanh số” (thu hồi nợ càng nhiều thì thu nhập càng cao - PV).
Chưa hết, nhân viên đòi nợ còn được trang bị điện thoại gắn thiết bị giả giọng nam, nữ, em bé để đòi nợ… “Mỗi tháng ai cũng tốn vài trăm ngàn đồng tiền mua sim rác để sau giờ hành chính tăng tần suất gọi đòi nợ khách. Gọi vào giờ khuya, lúc con nợ đang ngon giấc mới “trị” được con nợ chây ì. Việc giả giọng nam, nữ là để giả danh các phòng ban khác nhau, luân phiên khủng bố khách; còn giả giọng em bé là dụ con nợ nào cố tình tránh né để nghe điện thoại”, L.A (28 tuổi, nhân viên công ty trên) tiết lộ những mánh khóe, chiêu trò làm đảo lộn cuộc sống con nợ.
Với những trường hợp gọi điện khủng bố mà vẫn chưa “ép phê”, lập tức ảnh chân dung, CMND của khách vay, của người thân con nợ luôn có sẵn trên hệ thống điện tử của công ty sẽ được “mở kho” phát tán. “Bình thường nhiều khách bặt vô âm tín, nhưng chỉ cần mình gửi CMND, hình ảnh qua Zalo và nói “đừng để cả thiên hạ biết mình trốn nợ nhé” là họ… hồi âm ngay”, L.A khoe những chiêu trò “khủng bố” tinh thần người vay.
Theo tìm hiểu của PV, khi vay tiền khách phải cung cấp số điện thoại người thân để liên hệ khẩn cấp, cũng như cho phép công ty truy cập vào danh bạ điện thoại người vay. Khi gọi điện cho khách không được, hệ thống sẽ tự động gọi cho người thân, bạn bè của khách.
 
Ngoài hệ thống gọi tự động, điện thoại gắn thiết bị giả giọng cũng hoạt động hết công suất
Với người thân, nhân viên sẽ “mách” khách vay đang thiếu nợ công ty nhưng trốn nợ; sau đó hỏi han xem khách có gặp khó khăn gì không và cuối cùng là gợi ý người thân hỗ trợ thanh toán giùm, kèm lời đe dọa: “Nếu không thanh toán sẽ phát sinh các phí phạt lên đến cả triệu đồng. Hệ thống sẽ gọi liên tục và thậm chí đội thu hồi nợ sẽ tìm đến tận nhà”.
 
L. (23 tuổi) đang đòi nợ khách qua điện thoại
Ngoài số điện thoại người vay cung cấp, nhiều nhân viên đòi nợ còn tìm tài khoản Facebook người vay qua số điện thoại; qua đó tìm hiểu kỹ về nơi làm việc, bạn bè, đồng nghiệp. Trong một lần khách vay yêu cầu xuống nhà ở Tiền Giang mới chịu trả tiền, L.A liền truy tìm Facebook của khách, sau đó chụp lại màn hình Facebook và gửi qua Zalo kèm lời nhắn đe dọa: “Nè, giáo viên có muốn đi dạy nữa không? Hay muốn gửi giấy báo nợ về trường giáo viên ha? Đừng có mà thách thức nhé. Đừng vì vài triệu đồng mà mất việc nhé…”.
Tầng tầng lớp lớp truy con nợ
Để thu hồi nợ hiệu quả, công ty này chia thành 5 nhóm thu hồi nợ theo từng “cấp độ” khách hàng. Nhóm G1 thu hồi nợ từ lúc còn 5 ngày nữa đến hạn thanh toán, cho đến lúc trễ không quá 2 ngày. Nhóm G2 thu hồi nợ khách trễ hạn thanh toán từ 3 - 10 ngày.
Nhóm G2AD (còn gọi là phòng pháp lý) thu hồi nợ khách trễ hạn 11 - 30 ngày; nhóm G3 (còn gọi là phòng an ninh) thu hồi nợ khách trễ hạn 31 - 90 ngày; nhóm G4 thu hồi nợ khách trễ hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.
 
Ảnh chân dung, CMND của khách vay tiền được lưu trong hệ thống
Mỗi nhóm sẽ có một kịch bản đòi nợ riêng. Nhóm G1 là "nhẹ nhàng" nhất, nhân viên nhóm này chỉ nhắc khách hàng đóng tiền đúng hạn; khuyến khích nếu đóng đúng hẹn sẽ không bị ghi nhận “lịch sử tín dụng xấu”, không phát sinh các phí phạt và sẽ được công ty hỗ trợ các khoản vay lớn hơn. Nhóm G2 và G2AD, kịch bản đòi nợ với những nội dung như: gọi điện thông báo cho người thân, bạn bè; gửi giấy báo nợ về địa phương; chuyển hồ sơ qua phòng xử lý nợ xấu… và thu hồi nợ tận nhà.
Trong khi đó, ở nhóm G3, G4, các nhân viên sẽ sử dụng “biện pháp mạnh hơn”, đó là đăng hình ảnh người vay lên mạng xã hội (Zalo, Facebook...) để gây áp lực, buộc phải trả nợ. “Làm ở nhóm G3, G4 căng thẳng lắm. Phải cứng cựa mới lên được chứ tụi mình chưa đủ tầm. Lên đó, nhân viên toàn đưa hình ảnh, CMND lên Zalo, Facebook để “khủng bố” khách không à”, A.K (22 tuổi), nhân viên thu hồi nợ công ty trên, cho hay. (còn tiếp)
Thanh Niên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.