Tây Nguyên, Nam Bộ được dự báo có mưa lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ngày 23.7 dự báo mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ; mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở Trung Bộ.
Mưa lớn ở Nam Bộ. Ảnh Minh Quân
Mưa lớn ở Nam Bộ. Ảnh Minh Quân

Cụ thể, từ ngày 23.7 đến đêm 24.7, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 170mm (mưa lớn tập trung vào chiều và tối).

Ngày 23.7, ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm.

Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá ở cấp 1.

Ngày và đêm 23.7, ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m.

Lượng mưa đêm từ 22.7- 23.7, khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến dưới 30mm, riêng tỉnh Lào Cai có mưa to đến rất to.

Tổng lượng mưa 3 ngày 19.7- 22.7, các khu vực trên cả nước phổ biến 70-140mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn Phình Hồ (Quảng Ninh) 209mm, Hà Lĩnh (Thanh Hoá) 182mm, Thuỷ điện Ia Grai 3 (Gia Lai) 194mm, Ia Dom (Kon Tum) 193mm, Bom Bo (Bình Phước) 155mm, U Minh (Cà Mau) 232mm.

Về tình hình thủy văn, mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 7h ngày 23.7 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 1,7m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,79m.

Dự báo đến 7h ngày 24.7 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 1,6m; trong 36h tới mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,25m và thấp nhất ở mức 0,35m.

Mực nước các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

Mực nước cao nhất ngày 22.7 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,61m (thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm cùng kỳ 0,04m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,7m (thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm cùng kỳ 0,01m). Mực nước lúc 7h ngày 23.7 tại Tân Châu 0,55m, Châu Đốc 0,45m.

Dự báo mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 26.7 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,55m tại Châu Đốc ở mức 1,7m.

Về tình hình thiệt hại do thiên tai, theo báo cáo của tỉnh Bình Phước, vào 21h ngày 21.7, một người đàn ông trú tại thôn 4, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng) bị nước lũ cuốn trôi xuống suối Đăk Liên gây tử vong khi điều khiển xe máy đi qua khu vực nước tràn vào thời điểm xảy ra mưa to, nước chảy xiết.

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Dự báo thời tiết cho biết những ngày đầu tháng 11 có liên tiếp các đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn về. Hôm nay theo dự báo, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung sẽ rét trở lại. Thế nhưng thực tế, những người thích không khí lạnh đặc trưng của miền Bắc chưa cảm nhận được điều này.