Tập huấn nâng cao chất lượng bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai tập huấn nâng cao chất lượng bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh. 

Tham gia tập huấn có lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học, Giáo dục Chính trị và Giáo dục Thường xuyên (Sở GD-ĐT); cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh tại 51 trường có cấp THPT trong tỉnh.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà

Tại hội nghị, ông Hà Ngọc Dư-Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Giáo dục Chính trị và Giáo dục Thường xuyên (Sở GD-ĐT) đã báo cáo đánh giá thực trạng dạy học tiếng Anh và ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh trên địa bàn tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh hiện có 51 trường có bậc THPT với 47.623 học sinh. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh cấp THPT có 255 người; trong đó, 237 giáo viên đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ (chiếm 93%), 245 giáo viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (chiếm 96,08%).

Hiện nay, các cơ sở giáo dục đang thực hiện đồng thời chương trình tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chương trình tiếng Anh hệ 10 năm và Chương trình tiếng Anh hệ 7 năm. Hầu hết trường THPT đã được trang bị phòng học Ngoại ngữ và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh tại các phòng học như ti vi thông minh, máy tính, mạng Internet...

Cùng với đó, các trường đã xây dựng chương trình dạy học bám sát chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và hướng dẫn của Sở GD-ĐT; thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy và đẩy mạnh công tác truyền thông, xã hội hóa dạy học tiếng Anh.

Đối với công tác ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh cho học sinh, các trường đều xây dựng kế hoạch tổ chức phụ đạo, ôn tập ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên, kết quả thi tốt nghiệp hàng năm cho thấy, chất lượng bài thi môn Tiếng Anh của tỉnh vẫn còn thấp. Riêng năm 2022, điểm trung bình bài thi môn Tiếng Anh của tỉnh là 4,57 điểm, trong khi điểm trung bình chung cả nước là 5,15 điểm.

Trước thực trạng đó, đại diện một số trường THPT cũng tham luận nhiều ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh tại đơn vị mình; đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh trong thời gian đến.

Dịp này, Sở GD-ĐT cũng hướng dẫn giáo viên biên soạn tài liệu ôn tập tham khảo phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, trên cơ sở phân tích ma trận tham khảo Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Bộ GD-ĐT.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công cho hay: Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dạy và học tiếng Anh là chất lượng bài thi tốt nghiệp THPT. Trong nhiều năm qua, chất lượng bài thi tốt nghiệp ở môn này của tỉnh vẫn luôn ở mức rất thấp. Vì vậy, hội nghị lần này nhằm mục đích thảo luận tìm giải pháp tổ chức dạy học và ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh phù hợp với từng đơn vị trường học; từ đó, nâng cao chất lượng của bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và các năm tiếp theo. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cũng mong rằng trong thời gian tới, những vấn đề mà hội nghị đặt ra sẽ được áp dụng hiệu quả tại các đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.