Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

tap-huan.jpg
Lớp tập huấn diễn ra sôi nổi khi có sự tương tác giữa giảng viên và học viên. Ảnh: V.T

Tại lớp tập huấn, các giảng viên truyền đạt một số nội dung về tình hình thương mại điện tử hiện nay; khuôn khổ pháp lý trong kinh doanh thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; các bước triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong khởi sự kinh doanh; giới thiệu mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến và thành công hiện nay; đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các giảng viên đã tập trung hướng dẫn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh những công việc cần chuẩn bị cho khởi sự kinh doanh thương mại điện tử như: lựa chọn sản phẩm kinh doanh; trang bị kiến thức; xây dựng kịch bản thu hút khách hàng tiềm năng; xây dựng quy trình, chính sách bán hàng, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.

Đặc biệt, trong ngày tập huấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh còn được nghe những chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời được hướng dẫn thực hành livestream sản phẩm của mình trên sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, TikTok…

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.