Bảo vệ sản xuất, tiêu dùng trong nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bảo vệ bằng một sân chơi công bằng, cạnh tranh lành mạnh, đó là yêu cầu cấp thiết và chính đáng trước mối lo hàng Trung Quốc giá rẻ đang tấn công mạnh mẽ thị trường nội địa thông qua các sàn thương mại điện tử chui là Temu, Shein...

Bất chấp hoạt động chui và những khuyến cáo của cơ quan chức năng, Temu vẫn đang dồn dập tấn công người tiêu dùng nội địa. Đại diện một doanh nghiệp (DN) cho biết, sau lần thử đặt xem cách thức hoạt động cũng như chất lượng hàng hóa trên sàn Temu thế nào, ông liên tiếp nhận 12 lời mời chào gửi qua email của Temu. Đầu tiên là "Ưu đãi bí mật", bấm vào nhận được mức khuyến mãi lên tới 90%, cao hơn rất nhiều so với mức 62% của đơn hàng đầu tiên. Sau đó là "Lời tri ân" với mức giảm tới 93%, rồi đến "Dành riêng cho bạn..." và danh sách một loạt sản phẩm sale sập sàn. Tiếp đó là "Món quà nhỏ cho bạn", "Xin chúc mừng bạn đã được duyệt..."... với mức giảm gần như cho không. "Họ dội bom tới hòm thư của tôi, phải gọi thế mới đúng bản chất của cuộc tấn công này. Đáng nói là trong khi họ quyết liệt thế thì chúng ta vẫn đang loay hoay chưa thấy xử lý thế nào... Ở góc độ DN sản xuất hàng hóa, thú thật là tôi cảm thấy bất an", vị này lo lắng.

Nhưng không chỉ hàng giá rẻ, ở nhiều mặt trận, hàng nội đang bị hàng Trung Quốc tấn công mạnh mẽ. Thép cán nóng (HRC) của VN, sản phẩm của ngành công nghiệp thượng nguồn quan trọng với bất kỳ quốc gia nào, cũng đang chật vật vì thép Trung Quốc giá rẻ cùng loại nhập khẩu ngập tràn thị trường nội địa, số lượng còn cao hơn cả sản xuất trong nước. Nên nhớ, thép HRC là đầu vào cho các ngành sản xuất, chế tạo, đặc biệt là cơ khí, công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất đồ gia dụng, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp điện... mà chúng ta phải mất rất nhiều thập niên mới có được. Tương tự, ngành ô tô điện non trẻ của VN cũng đang phập phồng trước sự thâm nhập của các hãng xe điện Trung Quốc, vốn nổi tiếng với nhiều "chiêu trò" khuấy đảo thị trường khắp nơi.

Nhìn ra thế giới, hầu hết những nước có sự hiện diện của Temu, thép hay ô tô điện Trung Quốc, đều nhanh chóng, quyết liệt đưa ra các giải pháp, từ đánh thuế, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đầu vào, thậm chí chặn luôn như Indonesia, để bảo vệ sản xuất trong nước. Bởi nếu không mạnh tay, hàng hóa nội địa sẽ phải đối diện với một cuộc chiến không cân sức và thiếu công bằng trên chính sân nhà. Cứ hình dung thế này, DN trong nước phải trải qua nhiều thủ tục hành chính từ khi đăng ký kinh doanh đến khi ra thị trường; phải đóng nhiều loại thuế, phí... thì các hàng hóa Trung Quốc thông qua sàn chui Temu, Shein "xộc" thẳng tới tay người tiêu dùng mà không phải chịu bất cứ thủ tục hay chi phí gì... Vậy chúng ta cạnh tranh thế nào trong cuộc chiến thiếu sòng phẳng như vậy? Quan trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ đầu vào còn để bảo vệ người tiêu dùng nội địa trước vòng xoáy hàng giá rẻ chất lượng thấp; bảo vệ môi trường trước nguy cơ bị tấn công bởi rác tiêu dùng mà chi phí xử lý, tiêu hủy có khi còn tốn kém hơn cả số thuế thu được (với các trường hợp có đăng ký và đóng thuế).

Còn trước mắt, đã hoạt động chui là phải ngay lập tức đóng cửa. Việc này, cả cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia công nghệ đều khẳng định làm được. Vậy thì lý do gì chúng ta cứ để các sàn thương mại điện tử Temu, Shein... hoạt động rầm rộ, công khai khi chưa đăng ký tại VN?

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.