Tăng thần tốc, cảnh báo cho thế mạnh 11 tỷ USD Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Là ngành duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định, thậm chí tăng trưởng thần tốc, song nhiều nghiên cứu đã cảnh báo rủi ro cho ngành hàng xuất khẩu lâm sản - thế mạnh 11 tỷ USD của Việt Nam.
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết, giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu 9 tháng năm 2019 đạt 1,87 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 8 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam với 21,8% thị phần. Ngoài ra, một số thị trường có nhập khẩu gỗ tăng mạnh có thể kể đến là Nga (tăng 284%), Lào (tăng 85%), Italia (tăng 76,6%) và Trung Quốc (tăng 37,5%).
Ở chiều ngược lại, theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang có chiều hướng tăng mạnh. Cụ thể, giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 9/2019 ước đạt 890 triệu USD, tăng 22,7% so với với cùng kỳ 2018. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu mặt hàng này ước đạt trên 7,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ 2018.
 9 tháng năm 2019, xuất siêu lâm sản đạt 6 tỷ USD
9 tháng năm 2019, xuất siêu lâm sản đạt 6 tỷ USD
Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, gỗ và lâm sản được xuất khẩu đến trên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu.
Ước tính 9 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường này đạt 6,93 tỷ USD, chiếm 87,4% giá trị xuất khẩu lâm sản. Trong đó, Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 32%; Nhật Bản 1,03 tỷ USD, tăng 15,7%; Trung Quốc: 850 triệu USD, tăng 1,2%...
Hiện xuất siêu lâm sản đạt 6,060 tỷ USD.
Theo các chuyên gia trong ngành, trong khi các lĩnh vực khác ở ngành nông nghiệp đang lâm cảnh lao đao khi xuất khẩu liên tục giảm mạnh, chưa có dấu hiệu  tăng trở lại, thì xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hiện đang có sực tăng trưởng ổn định suốt từ đầu năm đến nay.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đã kỳ vọng lâm nghiệp sẽ là một trong 2 ngành hàng quan trọng "cứu cánh" cho tốc độ tăng trưởng cũng như mục tiêu xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm 2019.
Tuy nhiên, theo Cục Chế biến, nhiều nghiên cứu đã cảnh báo các rủi ro cho các ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành gỗ với một số bằng chứng về gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc được xuất khẩu vào thị trường Mỹ qua con đường khác nhằm né thuế đặc biệt là đối với các sản phẩm gỗ dán (HS 4412). 
Nếu như xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ chỉ là 53 triệu USD năm 2010 thì đến năm 2017, con số này lên tới 387 triệu USD, năm 2018 đạt 632 triệu USD, và đến hết 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ đã đạt 368 triệu USD.
Điều này dẫn đến những quan ngại Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để chống lẩn tránh thuế đối với các sản phẩm gỗ dán của Việt Nam cũng như nguy cơ Trung Quốc “mượn” nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.
Lưu Giang (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null