Tăng cường công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh DTTS

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 26-4, đoàn giám sát của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai đã làm việc với Trường Cao đẳng Gia Lai và Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh về việc thực hiện công tác huy động, tuyển sinh học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục đi học sau khi tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022 đến ngày 30-3-2023 tại các đơn vị.

Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát.

Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà
Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà

Thời gian qua, công tác tuyển sinh đối với học sinh sau tốt nghiệp THCS, nhất là học sinh người DTTS trên địa bàn tỉnh vào học tại Trường Cao đẳng Gia Lai và Trung tâm GDTX tỉnh luôn được các đơn vị quan tâm.

Theo đó, hàng năm, Trường Cao đẳng Gia Lai đã đến làm việc trực tiếp với trên 90% trường THCS trong tỉnh để tư vấn, định hướng cho học sinh lớp 9 tham gia học nghề. Năm học 2022-2023, nhà trường tuyển sinh được 255 học sinh DTTS tham gia học các lớp đào tạo nghề (33 em đăng ký vừa học nghề vừa học văn hóa THPT do Trung tâm GDTX tỉnh tổ chức giảng dạy tại trường).

Tại Trung tâm GDTX tỉnh, tổng số học viên lớp 10 nhập học đầu năm học 2022-2023 là 186 em; trong đó có 84 em là học sinh DTTS tiếp tục đi học sau tốt nghiệp THCS. Ngay từ đầu năm học, Trung tâm đã triển khai nhiều giải pháp nhưng công tác duy trì sĩ số, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của học viên vẫn gặp nhiều khó khăn. Tính đến 30-3-2023, Trung tâm có 39 học sinh lớp 10 bỏ học (29 em người DTTS).

Về chế độ, chính sách có liên quan đối với học viên là người DTTS, Trường Cao đẳng Gia Lai thực hiện theo các quy định hiện hành. Riêng Trung tâm GDTX tỉnh do là đơn vị sự nghiệp tự chủ nhóm 2 nên thực hiện chế độ, chính sách đối với học viên DTTS như mọi học viên khác.

Quang cảnh buổi giám sát tại Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi giám sát tại Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà

Tại buổi giám sát, lãnh đạo Trường Cao đẳng Gia Lai, Trung tâm GDTX tỉnh và các thành viên đoàn giám sát cũng trao đổi làm rõ một số khó khăn đang gặp phải của các đơn vị trong tuyển sinh đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề và học văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trong duy trì sĩ số học viên và nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngoài ra, lãnh đạo 2 đơn vị cũng kiến nghị, đề xuất với Trung ương, UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép dạy chương trình bổ túc văn hóa THPT trong nhà trường nếu đảm bảo điều kiện quy định; tiếp tục tăng cường công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh THCS nhằm tạo nguồn tuyển sinh ổn định cho đơn vị; có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên vừa tham gia học nghề vừa học văn hóa THPT tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-GDTX trên địa bàn…

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh cho rằng, qua số liệu báo cáo từ các đơn vị có thể thấy, tỷ lệ học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi học phổ thông, bổ túc văn hóa và học nghề sau tốt nghiệp THCS còn khá thấp.

Vì thế, Trường Cao đẳng Gia Lai, Trung tâm GDTX tỉnh cũng như các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-GDTX cấp huyện cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm, làm tốt công tác phối hợp với nhau cũng như với chính quyền các địa phương và sở, ngành liên quan; đồng thời, nghiên cứu quy chế phối hợp và có tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá nhằm gia tăng tỷ lệ tuyển sinh học sinh DTTS sau tốt nghiệp THCS, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, duy trì sĩ số cũng như giải quyết việc làm cho học viên sau khi ra trường. Đối với các nội dung kiến nghị, 2 đơn vị cần cụ thể hóa trong báo cáo để đoàn giám sát có cơ sở làm việc với các cấp, ngành và đơn vị liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.