Đức Cơ: Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số bỏ học chiếm 2,16%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 24-4, đoàn giám sát do ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Đức Cơ về việc huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đối với bậc THCS năm học 2022-2023 và tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục đi học sau khi tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022 đến ngày 30-3-2023.

Tham dự buổi giám sát về phía huyện Đức Cơ có đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện và 3 trường: THCS Nguyễn Trãi (xã Ia Dom), Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (xã Ia Pnôn), Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Siu Blễh (xã Ia Lang).

Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà
Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà

Năm học 2022-2023, 13 trường ở Đức Cơ có bậc THCS với 5.635 học sinh/131 lớp; trong đó, học sinh DTTS chiếm trên 43,5%.

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo ngành GD-ĐT và các đơn vị trường học triển khai văn bản của các cấp; xây dựng kế hoạch huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp và duy trì sĩ số học sinh; phân công cụ thể các tổ chức đoàn thể phụ trách theo từng khối lớp; tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương đưa kế hoạch huy động học sinh đến trường vào nghị quyết của cấp ủy, HĐND, UBND xã, thị trấn; đồng thời, tăng cường kiểm tra thực tế đối với các trường có số học sinh bỏ học nhiều để bàn giải pháp chấn chỉnh.

Các trường còn đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay gặp khó khăn trong học tập”; tích cực vận động học sinh tiếp tục đến lớp; phối hợp với các thôn, làng, tổ dân phố để tuyên truyền, vận động phụ huynh không để con bỏ học giữa chừng.

Tính đến hết tháng 3-2023, tỷ lệ huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc THCS trên địa bàn huyện là 92% (chưa đạt so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao là 93,6%); tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh đạt trên 98,9%; tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học chiếm 2,16% trên tổng số học sinh DTTS.

Thời gian qua, huyện tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ về công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2022-2025, nhất là đối với học sinh DTTS. Năm học 2021-2022, toàn huyện có 405 học sinh DTTS tốt nghiệp THCS; trong đó, tỷ lệ học sinh DTTS tiếp tục đi học sau tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022 đạt gần 66% (196 em tiếp tục học lớp 10 tại các trường phổ thông, 6 em học nghề tại Trường Cao đẳng Gia Lai, 60 em học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện).

Quang cảnh buổi giám sát tại UBND huyện Đức Cơ. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi giám sát tại UBND huyện Đức Cơ. Ảnh: Mộc Trà

Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát, lãnh đạo huyện Đức Cơ và các cơ sở giáo dục đã cùng trao đổi, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc của địa phương, đơn vị trong công tác huy động học sinh THCS trong độ tuổi ra lớp, duy trì sĩ số học sinh và phân luồng giáo dục sau tốt nghiệp THCS.

Trong đó, các đại biểu tập trung vào một số vấn đề như: việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp; giải pháp hiệu quả trong huy động và duy trì sĩ số học sinh, gắn tiêu chí huy động học sinh ra lớp trong bình xét thi đua-khen thưởng; công tác rà soát đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học; giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS; chế độ, chính sách dành cho học sinh DTTS tiếp tục đi học sau tốt nghiệp THCS; công tác đào tạo nghề tại địa phương…

Kết luận buổi giám sát, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh đề nghị huyện Đức Cơ tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động học sinh THCS trong độ tuổi ra lớp và nâng cao tỷ lệ học sinh DTTS tiếp tục đi học sau tốt nghiệp THCS gắn với xác định rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm của từng chủ thể; đồng thời, sớm đề ra giải pháp khắc phục những vấn đề còn hạn chế, tồn tại.

Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh nhấn mạnh: Cả hệ thống chính trị của huyện cùng chung tay đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của việc học tập; làm tốt công tác phân luồng sau tốt nghiệp THCS; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và triển khai mô hình hay để thu hút học sinh đến lớp. Cùng với đó, tham mưu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh khó khăn, học sinh DTTS có cơ hội học tập, mang lại tương lai tươi sáng hơn cho các em.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.