Tài xế Grab đề nghị công nhận là người lao động, chứ không phải đối tác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 10.12, đại diện Grab Việt Nam đã buổi đối thoại với tài xế GrabBike, sau những bức xúc của tài xế khi Grab tăng mức chiết khấu từ 20% lên 27% theo Nghị định 126/2020 của Chính phủ về quản lý thuế.

Tại buổi đối thoại, các tài xế lần lượt đặt câu hỏi với đại diện Grab về việc tại sao doanh nghiệp nói thuế VAT đánh vào khách hàng, nhưng thực tế đối tác bị giảm thu nhập. "Thuế 10% VAT áp dụng lên khách hàng, Grab hay đối tác tài xế”- anh Trần Đức Ân tài xế đặt câu hỏi.

“Chúng tôi sẽ đồng thuận khi doanh nghiệp có phương pháp tính thuế VAT không làm ảnh hưởng đến thu nhập anh em như trước đây”- anh Ân nhấn mạnh.

Còn tài xế Tống Văn Thắng cho rằng: "Tài xế Grabbike là nhân viên, người lao động của Công ty TNHH Grab, chứ không phải đối tác. Khi Grab coi chúng tôi là đối tác sẽ không đảm bảo được các chính sách an sinh xã hội cho chúng tôi. Chính vì vậy, tôi đề nghị Grab công nhận chúng tôi là người lao động".


 

 
Tài xế đối thoại với lãnh đạo Grab. Ảnh: C.N
Tài xế đối thoại với lãnh đạo Grab. Ảnh: C.N


Bổ sung thêm ý kiến về vấn đề này, tài xế Nguyễn Thành Luân cho hay - tài xế Grabbike là nghề rất vất vả, nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, phải chạy xe hàng ngày ngoài đường để kiểm sống. Tuy nhiên, hiện nay nếu chạy 25 km được khách trả 119.000 đồng, nếu trừ các loại thuế, phí chỉ còn 86.000 đồng.

“Tuy nhiên, những chuyến xe này thường đi xuyên nội thành Hà Nội, nên chiều về không có khách. Với khoản tiền nhận được như trên tôi hỏi công ty có hợp lý không?”, anh Luân nêu câu hỏi.

Một tài xế khác đặt câu hỏi - các tài xế có được khấu trừ chi phí đầu vào như xăng xe, điện thoại, khấu hao trong phần doanh thu chịu thuế hay không? Bởi trên thực tế, đây không phải là một câu hỏi mới khi từ trước đây, các tài xế vẫn phải chịu phần thuế Thu nhập cá nhân (1,5% ở phần thu nhập trên 100 triệu đồng/năm) mà không được khấu trừ chi phí đầu vào.

Được biết, phía Grab cũng cho rằng cách thực hiện Nghị định 126 còn có nhiều điểm chưa phù hợp và bất cập nên doanh nghiệp này đang kiến nghị lên các cơ quan chức năng để có giải pháp tháo gỡ.

 

https://laodong.vn/kinh-te/tai-xe-grab-de-nghi-cong-nhan-la-nguoi-lao-dong-chu-khong-phai-doi-tac-861343.ldo

Theo Cường Ngô - Minh Ánh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.