Tài sản gần vạn tỷ,Trung Nguyên chia 7/3,bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên tiếng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài 13 bất động sản ước tính trên 700 tỷ đồng, vợ chồng ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo còn sở hữu khoảng 2.000 tỷ đồng gửi trong ngân hàng, số vốn góp trong 7 công ty có giá trị gần 6.000 tỷ đồng. Luật sư của "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ đã đề xuất phân chia tài sản tỷ lệ 7/3, trong đó ông Vũ nắm 70% và bà Thảo cùng các con nắm 30%.
Ngày 20.2, TAND TP.HCM mở lại phiên xét xử vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971, chồng của bà Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
 
Toàn cảnh phiên xét xử vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Tại phiên tòa, tài sản chung của 2 vợ chồng Trung Nguyên đã được hé lộ và có giá trị tổng cộng lên tới 8.400 tỷ đồng, bao gồm 13 bất động sản trị giá 725 tỷ đồng. Trong đó ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỷ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỷ đồng.
Về các tài sản khác được xác minh tại ngân hàng (tháng 10.2018) vào khoảng 2.102 tỷ đồng, gồm tiền mặt, ngoại tệ, vàng.
Phần tài sản giá trị nhất của ông "Vua cà phê" và bà Thảo là cổ phần chung tại hệ thống 7 công ty thuộc Tập đoàn trung nguyên gồm: CTCP Đầu tư Trung Nguyên, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Đắk Nông - Đắk Lắk, Công ty thương mại và dịch vụ G7 toàn cầu.
Trong đó, công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên Đắk Nông - Đắk Lắk do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là đại diện pháp luật (cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%). Tiếp đó là Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên cũng do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm đại diện pháp luật (Cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30% và 2 cổ đông khác 10%).
Hệ thống doanh nghiệp ngoài cà phê bao gồm Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchise (ông Vũ có 15% cổ phần, Trung Nguyên Group 85%); Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê (Trung Nguyên Group chiếm 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%); Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30%, 2 cổ đông khác 10%) và Công ty thương mại và dịch vụ G7 toàn cầu.
Dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu thì số cổ phần trên có trị giá 5.654 tỷ đồng.
 
Luật sư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề xuất chia khối tài sản chung theo tỷ lệ 7/3, trong đó ông Vũ nhận 70% và bà Thảo cùng các con nhận 30%.
Với tổng số tài sản 8.400 tỷ, luật sư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề xuất chia đôi số bất động sản trị giá 725 tỷ đồng do ông Vũ và bà Thảo đang nắm giữ. Phần còn lại trị giá 7.654 tỷ đồng được đề xuất chia tỷ lệ 7-3, trong đó ông Vũ nhận 70% và bà Thảo cùng các con nhận 30%.
Trước đó, vào cuối tháng 1, phía bà Thảo đã từng đề xuất tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm: Trung Nguyên và G7.
Quyền lựa chọn đầu tiên thuộc về ông Vũ, nghĩa là nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên thì bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 hoặc ngược lại. Hơn nữa, sau khi đã chọn rồi, ông Vũ vẫn có thêm 1 tháng để suy nghĩ và thay đổi quyết định, theo đó, bà Thảo sẽ tiếp tục tôn trọng và chấp nhận lựa chọn cuối cùng của ông Vũ. Tuy nhiên, ông Vũ không chấp thuận.
Ngay sau khi khép lại phiên xét xử ngày 20.2, trên trang cá nhân của mình bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã lên tiếng về những hy sinh của bà trong 20 năm âm thầm đứng sau chồng và việc phân chia tỷ lệ 7-3 khối tài sản của bà và ông Vũ khiến bà không còn tin vào những điều thiện lành mà ông Vũ vẫn rao giảng.
 
Bà Thảo chia sẻ trên trang cá nhân
Bà Thảo viết, "20 năm âm thầm đứng sau chồng, những đồng vốn đầu tiên của Trung Nguyên là từ vợ. Giấy tờ góp vốn tại ngân hàng, thậm chí cả tiền riêng của tôi đóng góp thay cho gia đình bên nội, vẫn còn đầy đủ.
Khi không chứng minh được nguồn vốn xuất phát điểm của Trung Nguyên từ đâu, anh lớn tiếng lăng mạ tôi trước toà, rồi chuyển ngay sang chủ đề kế sách phát triển Trung Nguyên, linh hồn của Trung Nguyên, tâm – trí làm người, tiền – quyền để làm gì...
5 năm anh lên núi thiền, các con không được gặp Ba và chẳng được một đồng cấp dưỡng. Giờ các con khẩn khoản xin Ba chút cổ phẩn để kế thừa sản nghiệp của gia đình, tránh cho gia sản của Ba Mẹ bị rơi vào tay những người khác, nhưng mọi đề nghị anh từ chối hết. 70% Trung Nguyên cho anh và 30% cho 5 mẹ con. Vậy tôi còn nên tin vào những điều thiện lành anh vẫn rao giảng?”
“Tôi đã kiên nhẫn, thậm chí sinh thêm con gái Út để níu kéo, để gìn giữ gia đình. Lỗi tại tôi. Tôi đã trao gửi sự tin tưởng vào anh quá lâu mà không nhìn thẳng vào sự thật. Mẹ xin lỗi các con vì đã không bảo vệ được gia đình ta”, bà Thảo nhấn mạnh.
Chưa hết, bà Thảo còn cho rằng, trong nhiều năm qua, bà đã gánh tai tiếng tranh giành tài sản với ông Vũ. Điều này khiến cho bà bị miệng lưỡi thế gian rồi truyền thông bủa vây. Đến bây giờ bà đã thật sự cảm thấy thanh thản.
Dự kiến, ngày hôm nay 21.2, toà án đưa ra phán quyết trong vụ xét xử ly hôn giữa 2 nhà sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Được biết, tập đoàn Trung Nguyên của 2 nhà sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh cà phê, bán lẻ, nhượng quyền thương hiệu, du lịch và bất đông sản. Trong đó công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group) có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng chi phối hầu hết doanh nghiệp còn lại.
Tag:  xét xử ly hôn Đặng Lê Nguyên Vũ, xét xử ly hôn Lê Hoàng Diệp Thảo, Đặng Lê Nguyên Vũ, Lê Hoàng Diệp Thảo, Tập đoàn Trung Nguyên, xét xử lý hôn, tòa án, Vua cà phê   
Gia Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.