Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, các ngành và địa phương cần quan tâm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi vào thực chất.

Giữa năm 2022, đoàn giám sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020”. Cụ thể, kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, dẫn đến chưa có kết quả rõ nét; quy hoạch và quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa có định hướng quy hoạch cụ thể, vẫn còn tình trạng phát triển tự phát; năng suất một số cây trồng chủ lực không đạt kế hoạch đề ra… Đặc biệt, việc triển khai các chuỗi liên kết, hợp tác còn chậm, chưa bền vững và hiệu quả chưa cao; hoạt động của nhiều hợp tác xã (HTX), nhất là HTX nông nghiệp còn yếu, chưa kết nối được với doanh nghiệp và thị trường.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Ảnh: Q.T

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Ảnh: Q.T

Ông Nguyễn Long Khánh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-cho biết: Qua hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã cơ bản định hình được các chuỗi liên kết sản xuất theo giá trị nhưng chưa bền vững. Ngành nông nghiệp huyện nói riêng và tỉnh nói chung hiện vẫn như cái lò xo lên xuống theo giá. Tỉnh chưa có những doanh nghiệp lớn có năng lực, làm chủ thị trường để xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất khép kín, bền vững. Người dân sẵn sàng phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp để bán sản phẩm cho nơi khác với giá cao hơn và ngược lại, doanh nghiệp dù ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhưng giá tối thiểu không đủ bù đắp chi phí đầu tư nên người dân chưa mặn mà tham gia các chuỗi liên kết.

“Để chuỗi liên kết bền vững thì mấu chốt, gốc rễ nhất là làm sao để có chính sách bảo hiểm nông nghiệp và quy hoạch vùng theo bảo hiểm nông nghiệp. Tức là Nhà nước cần có quỹ bảo hiểm để đảm bảo một phần rủi ro cho nông dân; doanh nghiệp cũng phải đồng hành để cam kết chịu một phần rủi ro. Từ đó mới thu hút người dân tham gia chuỗi liên kết để quản lý tốt cung ứng đầu vào, cùng nhau sản xuất đồng bộ theo quy trình nhằm giảm chi phí đầu tư, đáp ứng tiêu chuẩn và sản lượng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, làm tốt công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp cũng như hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp liên kết người dân sản xuất theo chuỗi”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh nêu giải pháp.

Toàn tỉnh hiện có 81 HTX, 72 tổ hợp tác, trên 11.862 hộ nông dân và trên 42 doanh nghiệp đầu chuỗi liên kết. Ảnh: Quang Tấn

Toàn tỉnh hiện có 81 HTX, 72 tổ hợp tác, trên 11.862 hộ nông dân và trên 42 doanh nghiệp đầu chuỗi liên kết. Ảnh: Quang Tấn

Toàn tỉnh hiện có 81 HTX, 72 tổ hợp tác, 11.862 hộ nông dân và 42 doanh nghiệp đầu chuỗi liên kết; khoảng 233.522 ha cây trồng các loại sản xuất có liên kết, theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest… (chiếm 41,5% tổng diện tích gieo trồng). Ngoài ra, tỉnh đã được cấp 170 mã số vùng trồng và 32 mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu sang thị trường quốc tế; có 295 nhãn hiệu hàng hóa nông sản đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, 17 nhãn hiệu, thương hiệu hỗn hợp, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, 3 chỉ dẫn địa lý.

Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025), ông Đinh Văn Dũng-Bí thư Huyện ủy Chư Prông-cho rằng: Trên địa bàn các huyện biên giới không có doanh nghiệp có đủ tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực chế biến dẫn đến tình trạng người dân sản xuất chạy theo giá, vẫn trong vòng luẩn quẩn “chặt-trồng”. Năm 2022, khi giá tăng cao, người dân ồ ạt đầu tư trồng chanh dây. Giờ giá chanh dây xuống thấp lại rục rịch chặt bỏ chuyển sang trồng các cây khác đang có giá cao như cà phê, sầu riêng… Trong 2 năm qua, người dân trên địa bàn đã trồng hơn 1.000 ha sầu riêng. Tình trạng này rất báo động, tỉnh cần có chính sách thu hút, tạo điều kiện để các nhà đầu tư có tiềm lực, năng lực quản trị vào xây dựng nhà máy chế biến tại các huyện biên giới nhằm phát huy vùng nguyên liệu rộng lớn và nâng cao giá trị sản xuất của người dân.

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho hay: Rút kinh nghiệm từ những năm trước, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch này cũng căn cứ trên điều kiện kinh tế-xã hội, khí hậu, đất đai của từng địa phương, đề ra các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, tập trung xây dựng, hình thành các chuỗi liên kết với đầu chuỗi là các doanh nghiệp có uy tín nhằm khắc phục 2 điểm yếu của nông nghiệp là giá trị trên một đơn vị diện tích thấp và trình độ lao động sản xuất nông nghiệp chậm được nâng lên. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, số hóa trong thống kê, xây dựng dữ liệu của ngành, dự báo tình hình thị trường; đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và các kênh phân phối sản phẩm.

Việc triển khai các chuỗi liên kết, hợp tác còn chậm, chưa bền vững. Ảnh: Quang Tấn

Việc triển khai các chuỗi liên kết, hợp tác còn chậm, chưa bền vững. Ảnh: Quang Tấn

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin thêm: Tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và HTX tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý; triển khai xây dựng, thực hiện mô hình điểm về HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, HTX liên kết theo chuỗi trên các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP và phát triển HTX dịch vụ, du lịch ở vùng nông thôn. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính, quản trị vào đầu tư nhà máy chế biến, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất khép kín phục vụ xuất khẩu.

“Với phương châm thích ứng linh hoạt, đổi mới sáng tạo, tìm cách đi phù hợp, phát huy lợi thế đất đai, khí hậu, ngành nông nghiệp Gia Lai sẽ tiếp tục vượt qua thách thức, khó khăn để thực hiện tốt tái cơ cấu, tiếp tục giữ vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế và giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.