Sức sống ở xã nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Về thăm xã Tân Sơn (TP. Pleiku) vào những ngày cuối tháng tư, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của xã vùng ven này. Đâu đâu cũng có thể cảm nhận được không khí tươi vui, phấn khởi của người dân vì Tân Sơn vừa vinh dự đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Những tuyến đường được láng nhựa phẳng phiu, những vườn rau xanh mát và những ngôi nhà tường mới xây khang trang, sung túc…Tân Sơn nay đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

Những con đường mới khang trang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã. Ảnh: Trần Dung
Những con đường mới khang trang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã. Ảnh: Trần Dung

Xã Tân Sơn nằm về phía Bắc của thành phố Pleiku, có diện tích tự nhiên 864,633 ha. Toàn xã có 1.350 hộ gia đình với 5.269 nhân khẩu; gồm có 7 thôn, làng (4 thôn, 3 làng). Đời sống của nhân dân ổn định và từng bước phát triển, thu nhập của nhân dân tăng lên hàng năm. Bộ mặt của xã có những thay đổi rõ rệt khi các chính sách xã hội được quan tâm giải quyết, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Trình độ dân trí ngày một tiến bộ, các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan được đẩy lùi. Công tác giáo dục y tế được quan tâm; an ninh quốc phòng được đảm bảo; công tác vận động quần chúng nhân dân có sự chuyển biến tích cực. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được kiểm soát.

“Chúng tôi tập trung tuyên truyền vận động nhân dân phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư vào cây trồng dài ngày có hiệu quả kinh tế cao như: cà phê, tiêu, chăn nuôi…; huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng như làm nhà ở kiên cố, xây dựng tường rào, công trình phụ khép kín đảm bảo hợp vệ sinh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư được nhân dân đồng lòng hưởng ứng. Các phong trào hành động diễn ra sôi nổi. Đây chính là những tiền đề quan trọng, là cở sở để địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, từng bước đưa xã nhà ngày càng phát triển”- ông Ksor Nam (Phó Chủ tịch xã Tân Sơn) cho biết.

 

Người dân phấn khởi yên tâm lao động, sản xuất. Ảnh: Trần Dung
Người dân phấn khởi yên tâm lao động, sản xuất. Ảnh: Trần Dung

Tổng kinh phí huy động xây dựng nông thôn mới của xã Tân Sơn trong giai đoạn 2011 đến 2016 ước đạt  trên 104.5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 77.6 tỷ đồng. Hiện nay, 100% các đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa; 79% các đường trục thôn, xóm đã được cứng hóa; 67,8% đường ngõ, hẻm đã được cứng hóa; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên từ lưới điện quốc gia; 88,1% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng (1190/1350 nhà), không có nhà tạm, nhà dột nát… Theo thống kê năm 2016 thu nhập bình quân đầu người của xã là 29,7triệu đồng/người/năm. Mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đã vượt so với quy định. Hiện nay trên địa bàn xã có 85 hộ nghèo, chiếm 6,3% tổng số hộ; tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động là 96 %; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 74,02%; tỷ lệ các hộ trên địa bàn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia là 100%.

Anh Djên (làng Nhing-xã Tân Sơn) phấn khởi khi nói về con đường mới của làng: “Gia đình mình đã cùng mọi người trong làng tham gia làm 547m đường bê tông. Trước con đường này mưa thì bùn lầy, nắng thì bụi mù mịt. Mình nghĩ việc mình làm cũng vì lợi ích chung của gia đình và người trong làng. Có đường phẳng phiu bà con đi lại dễ dàng, hạn chế tai nạn giao thông và góp phần tạo cảnh quan đẹp cho bộ mặt của làng”. Cũng như gia đình anh Djên, cuộc sống của đa số người dân trong xã hiện đã sung túc, đủ đầy hơn. “Người dân như chúng tôi vui mừng khi góp được sức mình trong việc xây dựng thôn, làng ngày càng tươi mới. Có đường mới để đi, có hội trường thôn khang trang, có nước sạch, có điện sáng…nên giờ đây chúng tôi đã yên tâm cùng nhau phát triển kinh tế”- bà Byiu (60 tuổi- xã Tân Sơn) chia sẻ.

Trở thành xã nông thôn mới là thành quả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Sơn sau nhiều năm vượt khó vươn lên. Tất cả như tiếp thêm sức mạnh, gắn kết mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân để Tân Sơn tiếp tục vượt qua thử thách, ngày càng nâng cao chất lượng các tiêu chí, xứng đáng với niềm tin của người dân.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.